Đại tướng Tô Lâm, Bộ Trưởng Bộ Công an đã có thư khen Cục Cảnh sát Hình sự; Cục An Ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao; Cục Kỹ thuật nghiệp vụ; Công an tỉnh Tiền Giang vì đã lập chiến công xuất sắc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm triệt phá chuyên án lợi dụng danh nghĩa công ty luật để hoạt động đòi nợ thuê.
Đại tướng Tô Lâm, Bộ Trưởng Bộ Công an đã có thư khen Cục Cảnh sát Hình sự; Cục An Ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao; Cục Kỹ thuật nghiệp vụ; Công an tỉnh Tiền Giang vì đã lập chiến công xuất sắc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm triệt phá chuyên án lợi dụng danh nghĩa công ty luật để hoạt động đòi nợ thuê.
Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Tô Thị Bích Châu - Phụ trách
Các Phó Tổng biên tập: Lê Anh Đạt, Nguyễn Đăng Khang
Tổ chức sản xuất: Nguyễn Công Khanh
Giấy phép hoạt động báo điện tử: Số 586/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 13/12/2022
Ngày 7/8, phiên tòa xét xử Châu, 44 tuổi; Hồ Quốc Hùng, 37 tuổi (cùng là Phó giám đốc Công ty Luật TNHH Pháp Việt) và 109 đồng phạm về tội Cưỡng đoạt tài sản tiếp tục với phần công bố cáo trạng dài gần 170 trang của VKSND tỉnh Tiền Giang.
Châu bị cáo buộc là "chủ mưu cầm đầu" nhóm tội phạm có tổ chức, núp bóng Công ty Luật TNHH Pháp Việt (Công ty Pháp Việt) tại TP HCM. Trong vụ án này, Châu hưởng lợi 15 tỷ đồng, Hùng hưởng lợi 12 tỷ.
Cáo trạng xác định, năm 2013, Châu, Hùng cùng làm ở bộ phận xử lý nợ của ngân hàng và công ty tài chính tại TP HCM, sớm nhận ra lĩnh vực thu hồi nợ có mức thu nhập "béo bở". Hai người này cũng từng tuyển dụng nhiều nhân viên, liên kết với Công ty thu hồi nợ Phú Đức (quận Gò Vấp), ký hợp đồng với các ngân hàng, công ty tài chính để thu hồi nợ, lấy phí dịch vụ.
Tháng 7/2020, Châu biết pháp luật cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ nên tìm cách "lách". Bị cáo đã mua lại giấy phép kinh doanh Công ty Pháp Việt, thuê một nữ luật sư đứng tên với giá 15 triệu mỗi tháng, đặt văn phòng tại số 7 Lê Văn Huân, quận Tân Bình, TP HCM.
111 bị cáo (áo sơ mi) bị xét xử trong hơn 20 ngày. Ảnh: Nam An
Cơ quan điều tra xác định, sau khi hoàn tất thủ tục cấp phép, Châu, Hùng đã lợi dụng danh nghĩa hoạt động trong lĩnh vực được cấp phép "tham gia tố tụng theo quy định pháp luật, tư vấn pháp luật, thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý khác theo quy định pháp luật và đại diện ngoài tố tụng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật" để tổ chức hoạt đồng thu hồi nợ.
Nữ luật sư được thuê "ngồi" ở vị trí Giám đốc nhưng không đến trụ sở làm việc, mọi việc quản lý, điều hành hoạt động đều do Phó Giám đốc Trần Văn Châu nắm; còn người đồng cấp Hồ Quốc Hùng có trách nhiệm đưa ra các giải pháp thu hồi nợ và đốc thúc thu hồi nợ.
Dù biết rõ loại hình dịch vụ đòi nợ đã bị cấm kinh doanh, nhưng từ ngày 1/1/2021 đến ngày 14/2/2023 Châu và Hùng vẫn lợi dụng danh nghĩa công ty ký hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý với 7 ngân hàng, công ty tài chính nhưng là để "đòi nợ thuê".
Theo thỏa thuận, Công ty Pháp Việt sẽ được các công ty tài chính, ngân hàng trả 18-50% trên tổng số tiền đã thu hồi được (tùy vào thời gian nợ xấu của người vay được thể hiện trong từng hợp đồng vay).
Bị cáo Trần Văn Châu. Ảnh: Nam An
Tuyển 600 nhân viên đòi nợ kiểu 'xã hội đen' hơn 172.000 người
Châu và Hùng bổ nhiệm các Trưởng phòng để quản lý tuyển dụng 20 nhóm có nhiệm vụ khác nhau, theo cáo trạng.
Nhân viên được tuyển dụng có trình độ học vấn lớp 12, khả năng giao tiếp lưu loát, biết sử dụng điện thoại di động, máy tính bàn, các mạng xã hội... với mức lương cơ bản 6 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, nếu thu hồi vượt mức sàn 40-100 triệu đồng sẽ hưởng 7% số tiền này; 100-180 triệu được hưởng 8%; từ 180 triệu đồng trở lên sẽ được hưởng 9%. Nếu trong 3 tháng liên tục chỉ thu hồi được dưới 90 triệu đồng, nhân viên sẽ bị cho thôi việc.
Đối với các Trưởng nhóm, mức lương cơ bản 12,5 triệu đồng/tháng. Để nâng cao hiệu suất thu hồi nợ, công ty quy định tổng số tiền thu hồi được của các nhân viên trong nhóm dưới 700 triệu đồng/tháng thì tiền thưởng cho Trưởng nhóm là 0,9% của tổng doanh thu; nếu thu trên mức này thì được hưởng 1,1%.
Hàng tháng, Công ty Pháp Việt nhận các file thông tin về hợp đồng vay tiền của khách hàng nhưng chưa trả (nợ xấu) từ 7 đối tác là công ty tài chính, ngân hàng. Số liệu này được giao lại cho các Trưởng phòng, phân chia cho các Trưởng nhóm áp xuống cho nhân viên thực hiện thu hồi nợ.
Trưởng nhóm trực tiếp hướng dẫn cách thức thu hồi nợ, các thủ đoạn đe dọa, gây áp lực để đòi nợ người vay thông qua "Tháp giải pháp" gồm ba cấp độ. Cấp độ 1 là gọi điện nhắc nhở và chửi bới, đe dọa để khách trả tiền; cấp độ 2 là gọi điện đe dọa giết người thân, ghép hình nhạy cảm đăng lên mạng xã hội nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm, đe dọa cho mất việc làm; cấp độ 3 là gửi vòng hoa tang, bình gas, xăng... đến nhà, cơ quan của khách hàng (hoặc người thân của họ) để đe dọa, uy hiếp buộc trả tiền vay.
Cáo trạng xác định, mỗi tháng Châu và Hùng đều tổ chức họp với các Trưởng phòng và Trưởng nhóm để đánh giá kết quả hoạt động thu hồi nợ, đề ra phương hướng, kế hoạch của tháng tiếp theo. Tại đây, Châu và Hùng hướng dẫn, chỉ đạo cách thức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc nhân viên tăng cường các biện pháp thu hồi nợ trong đó có việc đe dọa, uy hiếp tinh thần của người vay để họ trả nợ, nhằm đạt được doanh số và đem lại lợi nhuận cho công ty.
Do công ty hoạt động thu hồi nợ có hiệu quả, thu lợi nhuận cao nên Công ty Pháp Việt tuyển thêm nhân viên, mở rộng thêm 2 chi nhánh ở đường Thân Nhân Trung (phường 13, quận Tân Bình) và Tây Thạnh (quận Tân Phú).
Để thực hiện hợp đồng đòi nợ thuê, Châu và Hùng chỉ đạo Trưởng nhóm và 579 nhân viên thuộc 20 nhóm dùng nhiều thủ đoạn đe dọa, uy hiếp tinh thần của 172.629 người vay tiền của các ngân hàng, công ty tài chính trên để cưỡng đoạt số tiền 456 tỷ đồng. Băng nhóm này được các đơn vị ký kết hợp đồng dịch vụ trả phí hơn 168 tỷ đồng.
Cảnh sát yêu cầu 7 ngân hàng, công ty tài chính nộp lại tiền
Giữa tháng 10/2022, Ban Giám hiệu và nhiều giáo viên trường tiểu học ở thị xã Cai Lậy nhận được nhiều cuộc gọi và tin nhắn khủng bố tinh thần, buộc cho bé gái 8 tuổi đang học lớp 3 tại đây phải nghỉ học. Nhóm này còn đem bình gas đến trường dọa sẽ cho nổ, nên Ban giám hiệu lo sợ trình báo cảnh sát.
Trước đó, cậu ruột của bé gái vay tín chấp một ngân hàng tại Long An 50 triệu đồng, hạn trả trong 3 năm. Trả được 3 tháng tiền lãi, gốc 7,5 triệu đồng thì mất khả năng chi trả tiếp, anh này đổi số điện thoại và trốn đến Bình Dương làm công nhân. Người đàn ông sau đó nhận được điện thoại từ một thanh niên lạ, yêu cầu thanh toán nợ gốc lẫn lãi 180 triệu đồng, nếu không thực hiện sẽ giết con, cháu ruột ở quê nhà.
Cảnh sát khám xét Công ty Luật TNHH Pháp Việt. Ảnh: Công an Tiền Giang
Cơ quan điều tra xác định các số điện thoại nhắn tin, gọi điện thoại đe dọa buộc trả nợ có liên quan đến thuộc Công ty Pháp Việt. Ngày 14,15/2/2023, Công an Cai Lậy phối hợp Phòng Cảnh sát hình sự Công an Tiền Giang, Công an TP HCM và Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an, huy động hàng trăm cán bộ ập vào khám xét khẩn cấp 3 trụ sở công ty, thu giữ nhiều tài liệu, đồ vật.
Quá trình điều tra, các bị hại đều không yêu cầu bồi thường thiệt hại, 98 bị cáo đã giao nộp một phần số tiền hưởng lợi từ hành vi phạm tội từ 500.000 đồng đến 20 triệu đồng. Cơ quan chức năng cũng đã kê biên nhiều thửa đất, nhà, ôtô của Châu và Hùng.
Nhà chức trách cũng yêu cầu 7 ngân hàng, công ty tài chính giao nộp các khoản tiền mà Công ty Pháp Việt đã thu hồi nợ của khách - vì đây được cho là tiền liên quan hành vi phạm tội của các bị cáo. Tuy nhiên, chỉ có 2 đơn vị nộp lại, hoặc gửi vào tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM là hơn 152 tỷ đồng. Số tiền này được phong tỏa đến khi có yêu cầu giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền. 5 ngân hàng, tổ chức còn lại chưa thực hiện yêu cầu của cơ quan điều tra.
Phiên tòa dự kiến kéo dài đến ngày 30/8.