Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Có Dùng Được Cho Nam Không

Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Có Dùng Được Cho Nam Không

Thành phần Dung dịch vệ sinh phụ nữ V-NATURECARE gồm có:

Thành phần Dung dịch vệ sinh phụ nữ V-NATURECARE gồm có:

Bạn có thể có một thai kỳ bình thường, khỏe mạnh ở tuổi 45?

Phụ nữ sau tuổi 45 hoàn toàn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh bình thường nếu có chế độ chăm sóc tiền sản suốt thai kỳ. Bên cạnh lịch khám thai định kỳ và các xét nghiệm cần thiết, việc ăn uống tốt và lối sống lành mạnh giúp thai kỳ diễn ra bình thường, ổn định và hạn chế những nguy cơ.

PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng cho biết, cách tốt nhất để có một thai kỳ khỏe mạnh sau tuổi 45 là:

Cách chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ 50 tuổi

Phụ nữ 50 tuổi có sinh con được không? Câu trả lời là có nhưng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và theo góc nhìn của y khoa thì đây không là lứa tuổi khuyến khích để sinh nở. Vậy với nữ giới bước qua tuổi trung niên, trên 50 tuổi thì phải chăm sóc bản thân như thế nào?

Nữ giới 50 tuổi nên ăn kiêng hơn là ăn theo sở thích. Kiêng thực phẩm giàu tinh bột - đường cũng như chất béo không lành mạnh. Điển hình các món ăn phổ biến như cơm trắng, xôi, bánh ngọt, chè, thực phẩm chế biến sẵn sẽ không tốt cho sức khoẻ và nên đưa chúng vào “danh sách đen”. Nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như trái cây tươi, rau củ. Đặc biệt lứa tuổi này dễ thiếu hụt Canxi và Vitamin D nên cần ăn đủ thịt nạc, cá, các loại đậu. Một trong những chế độ ăn được khuyến khích ở phụ nữ tuổi 50 mà bạn có thể tham khảo là chế độ ăn Địa Trung Hải.

Bạn phải ngủ đủ giấc, khi trên 40 tuổi thì bạn nên duy trì giấc ngủ kéo dài trọn vẹn 7 - 8 tiếng để đảm bảo có đủ năng lượng cho một ngày mới. Ngoài ra nên có cho bản thân “nghi thức sống” lành mạnh như bắt đầu với ly nước ấm, tập yoga hay thiền mỗi ngày. Để trí não minh mẫn ở lứa tuổi này, đừng ngại đọc sách, làm vườn, dọn dẹp nhà cửa để kích hoạt sự nhanh nhẹn của bản thân. Quan trọng hơn hãy thăm khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh ung thư cùng các bệnh mãn tính khác.

Phụ nữ 40 - 50 tuổi đa số sẽ ít ham muốn về tình dục nhưng không phải là hoàn toàn không có trong cuộc sống. Bạn nên chia sẻ nhu cầu của bản thân với chồng để hoà hợp hơn trong chuyện chăn gối. Có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ như các thực phẩm chức năng bổ sung nội tiết để cải thiện sinh lý. Ngoài ra nên dùng gel bôi trơn để quá trình quan hệ diễn ra trơn tru hơn.

Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc phụ nữ 50 tuổi có sinh con được không. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn hiểu hơn về đặc điểm tâm sinh lý nữ giới tuổi 50 và có cho mình cách chăm sóc phù hợp.

Xem thêm: Kinh nghiệm khi sinh con lần đầu hữu ích cho các mẹ bầu

Sự tiến bộ của y học ngày nay cho phép phụ nữ ở tuổi 45, 50 vẫn có thể thực hiện được ước mơ sinh con. Trong số đó, thậm chí có trường hợp đã bước vào thời kỳ mãn kinh.

Độ tuổi sinh sản của phụ nữ tính từ tuổi 15 đến 44. Ngoại trừ một vài trường hợp hiếm gặp, hầu hết phụ nữ tuổi 45, 50 trở lên không thể có thai một cách tự nhiên.

Theo các nhà khoa học, thời gian sinh sản đẹp nhất của một người phụ nữ độ là ở tuổi 20. Khi ở độ tuổi 30, khả năng mang thai bắt đầu suy giảm, đặc biệt là từ 40 tuổi trở lên, khả năng sinh sản có xu hướng suy giảm nhanh, số lượng trứng bắt đầu giảm mạnh.

Sau độ tuổi 45, cơ quan sinh sản và sức khỏe toàn diện của người phụ nữ không còn sẵn sàng cho việc thụ thai, mang thai và sinh nở. Lúc này, tình trạng chức năng buồng trứng suy giảm ở phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh; số lượng trứng có khả năng thụ thai rất thấp.

Hơn nữa, nhiều khả năng trứng có bất thường nhiễm sắc thể, gây khó khăn cho việc thụ thai khỏe mạnh, khả năng sảy thai sẽ dễ xảy ra hơn. Phụ nữ lớn tuổi cũng có nhiều khả năng gặp các vấn đề phụ khoa ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung. Những rào cản này khiến chị em dù có thể thụ thai thì nguy cơ cao bé sinh ra chậm phát triển trí tuệ và vận động (do mẹ càng lớn tuổi, các nhiễm sắc thể trong trứng dễ bị dính vào nhau, gây các bệnh liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edwards…).

May mắn là ngày nay, nhờ sự tiến bộ của y học nên phụ nữ 45, 50 tuổi vẫn có thể sinh con được bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm – xin trứng. Như vậy, phụ nữ trên 45 tuổi, thậm chí đã mãn kinh vẫn có thể mang thai, sinh con khỏe mạnh với phôi được tạo thành từ trứng của một người phụ nữ trẻ tuổi (20 – 35 tuổi) khác.

Trên thế giới, phương pháp hỗ trợ sinh sản này đã được thực hiện lần đầu vào năm 1984. Còn ở Việt Nam, ca thụ tinh trong ống nghiệm – xin trứng đầu tiên được thực hiện thành công vào năm 1999. Từ đó đến nay, phương pháp này trở thành “phép nhiệm màu” cho phụ nữ trên 45 tuổi mong mỏi sinh con, và cả những trường hợp người vợ bị suy buồng trứng sớm, vô sinh hiếm muộn không rõ nguyên nhân hay thụ tinh trong ống nghiệm nhiều lần thất bại.

Cơ hội mang thai ở phụ nữ sau tuổi 45?

Theo bác sĩ Phan Ngọc Quý, bác sĩ tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (Hà Nội), đối với các cặp vợ chồng khỏe mạnh ở độ tuổi 20 và đầu 30, cơ hội mang thai trong bất kỳ chu kỳ kinh nguyệt nào là 25-30%. Ở tuổi 35, có khoảng 15% cơ hội mang thai tự nhiên trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt; và đến 40 tuổi, tỷ lệ giảm xuống còn khoảng 5% hoặc ít hơn mỗi chu kỳ. Ở tuổi 45, chỉ có một cơ hội nhỏ để thụ thai tự nhiên, không cần điều trị sinh sản hay giúp đỡ.

“Khi bạn bước sang tuổi 45, khả năng sinh sản đã giảm đi rất nhiều nên việc mang thai tự nhiên là điều khó xảy ra đối với hầu hết phụ nữ. Vì vậy, với những người phụ nữ sau tuổi 45 muốn mang thai cần tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa. Tin tốt là trong khi buồng trứng có sự suy giảm và hoạt động kém dần theo độ tuổi thì tử cung dường như không bị ảnh hưởng nghiêm trọng do lão hóa. Vì vậy việc mang thai ở phụ nữ lớn tuổi là hoàn toàn có thể.

Nhờ vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các phương pháp y khoa hiện đại ngày càng nâng cao tỷ lệ thành công với việc mang thai ở phụ nữ trong độ tuổi 45-50. Người phụ nữ có thể lựa chọn một số phương pháp như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), sử dụng trứng hiến tặng, hoặc sử dụng trứng của chính bạn mà bạn đã đông lạnh trong quá khứ”, bác sĩ Qúy cho biết.

Những xét nghiệm tiền sản nào bạn sẽ cần khi mang thai ở tuổi 45-50?

Một số xét nghiệm sẽ được lên lịch để xét nghiệm tiền sản định kỳ, bao gồm NIPT cho các tình trạng nhiễm sắc thể và xét nghiệm glucose cho  bệnh tiểu đường thai kỳ (thường gặp ở các bà mẹ lớn tuổi).

Theo PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng, Trưởng khoa Phụ Sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, với phụ nữ lớn tuổi mang thai cần theo dõi chặt chẽ về nguy cơ huyết áp cao và tiền sản giật. Bên cạnh đó, siêu âm định kỳ để theo dõi sự tăng trưởng của em bé, sinh non, trẻ nhẹ cân, và một số biến chứng thai kỳ khác phổ biến hơn ở các bà mẹ tương lai lớn tuổi.

Tỷ lệ mắc hội chứng Down và các tình trạng nhiễm sắc thể khác ở trẻ sơ sinh của các bà mẹ lớn tuổi thường cao, do đó sinh thiết gai nhau (CVS) trong khoảng từ 10 đến 13 tuần mang thai, hoặc thực hiện chọc ối giữa tuần 15 đến 20 của thai kỳ là các biện pháp được chỉ định để kiểm tra các bất thường thai nếu có.

Nếu lựa chọn thụ thai với trứng của người hiến tặng hoặc trứng chính chủ đã được đông lạnh, nguy cơ bất thường về nhiễm sắc thể thai nhi sẽ căn cứ trên dữ liệu tuổi của người hiến trứng hoặc tuổi của chính thai phụ.