Kết quả này cao hơn dự báo của các tổ chức nghiên cứu và đánh dấu quý tăng trưởng đầu tiên của nền kinh tế Mỹ trong năm 2022 sau hai quý sụt giảm liên tiếp. Đà tăng trưởng của Mỹ được dẫn dắt bởi hoạt động xuất khẩu của các mặt hàng như dầu thô và đặc biệt là sự gia tăng mạnh của đầu tư công, trong đó có chi tiêu mua sắm trang thiết bị quốc phòng.
Kết quả này cao hơn dự báo của các tổ chức nghiên cứu và đánh dấu quý tăng trưởng đầu tiên của nền kinh tế Mỹ trong năm 2022 sau hai quý sụt giảm liên tiếp. Đà tăng trưởng của Mỹ được dẫn dắt bởi hoạt động xuất khẩu của các mặt hàng như dầu thô và đặc biệt là sự gia tăng mạnh của đầu tư công, trong đó có chi tiêu mua sắm trang thiết bị quốc phòng.
Bảng số liệu GDP bình quân đầu người của Úc giai đoạn (1960 - 2022) được sắp xếp thứ tự theo thời gian từ hiện tại đến quá khứ.
Quan sát Biểu đồ GDP bình quân đầu người của Úc giai đoạn 1960 - 2022 chúng ta có thể thấy trong gian đoạn 1960 - 2022 chỉ số GDP bình quân đầu người:
Các số liệu của chính phủ Mỹ công bố ngày 30-1-2009 cho thấy GDP của nước này trong một quý đã giảm với nhịp độ nhanh nhất trong vòng 27 năm qua. Diễn biến này khiến cho nền kinh tế Mỹ tiếp tục lún sâu vào một cuộc suy thoái và điều này đã buộc Nhà Trắng đã phải hối thúc Quốc hội thực hiện các hành động khẩn cấp để vực dậy nền kinh tế.
Báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ cho biết GDP của nước này trong quý 4/2008 đã giảm 3,8%, mức giảm lớn nhất kể từ quý 1 của năm 1982. Trong quý 3/2008, GDP của Mỹ cũng đã giảm 0,5% và đây là lần đầu tiên GDP của nước này giảm trong hai quý liên tiếp kể từ lần suy giảm trong quý 4/1990 và quý 1/1991. Do những tin tức không mấy tốt đẹp về tình hình kinh tế, các chỉ số chứng khoán ở Mỹ cũng đã đồng loạt giảm hơn 1%.
Cùng ngày, Thị trưởng Niu Oóc Mai-cơ Bơ-lum-béc (Michael Bloomberg) nói rằng Phố Uôn có thể sẽ mất tổng cộng từ 60 tỉ đến 70 tỉ USD, bao gồm cả khoản tiền 47 tỉ USD mà những công ty ở thị trường chứng khoán này đã mất trong hai năm qua, và khoảng 46.000 nhân viên tài chính có thể sẽ mất việc làm vào quý 2/2010. Nếu tính chung cả thành phố thì số người bị mất việc làm có thể lên đến 300.000 người và nếu như tài sản của các quỹ lương hưu tiếp tục giảm với tỷ lệ 30% như hiện nay thì thành phố New York có thể sẽ phải đóng góp thêm 11 tỉ USD tính đến năm tài khóa 2016.
Trong một diễn biến xấu về nền kinh tế suy thoái, hãng sản xuất máy xây dựng và khai thác khoáng sản lớn nhất thế giới của Mỹ Caterpillar Inc. đã thông báo cắt giảm 2.110 việc làm do phải thu nhỏ phạm vi sản xuất./.
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%; khu vực dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65%.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2022 ước tính tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,7% và 5,17% của cùng kỳ năm 2020 và 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,22%; khu vực dịch vụ tăng 8,12%. Về sử dụng GDP quý IV/2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,12% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 82,6% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,61%, đóng góp 43,78%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 6,14%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 4,83%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ làm giảm 26,38%.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế. Ngành nông nghiệp tăng 2,88%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 6,13%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 4,43%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm.
Tốc độ tăng GDP năm 2022 theo khu vực kinh tế (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,10%, đóng góp 2,09 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,45%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,05%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng tăng 5,19%, đóng góp 0,17 điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 8,17%, đóng góp 0,59 điểm phần trăm.
Khu vực dịch vụ được khôi phục và tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng năm 2022 đạt 9,99%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Một số ngành dịch vụ thị trường tăng cao, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế như sau: Ngành bán buôn, bán lẻ tăng 10,15% so với năm trước, đóng góp 0,97 điểm phần trăm; ngành vận tải kho bãi tăng 11,93%, đóng góp 0,69 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng 40,61%, đóng góp 0,79 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,03%, đóng góp 0,53 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng 7,80%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm. Riêng ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội giảm 7,6%, làm giảm 0,13 điểm phần trăm do dịch Covid-19 đã được kiểm soát.
Cơ cấu GDP năm 2022 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,26%; khu vực dịch vụ chiếm 41,33%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,53%.
Về sử dụng GDP năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,18% so với năm 2021, đóng góp 49,32% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,75%, đóng góp 22,59%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,86%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,16%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 28,09%.
GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2022 theo giá hiện hành ước tính đạt 188,1 triệu đồng/lao động (tương đương 8.083 USD/lao động, tăng 622 USD so với năm 2021). Theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2022 tăng 4,8% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2022 đạt 26,2%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với năm 2021).
Nền kinh tế lớn nhất thế giới co lại 3,5% - tệ nhất kể từ năm 1946 và cũng là năm giảm đầu tiên kể từ khủng hoảng tài chính.
Bộ Thương mại Mỹ hôm 28/1 thông báo GDP nước này tăng 4% quý IV/2020 (đã hiệu chỉnh theo cơ sở năm). Mức tăng này giảm đáng kể so với kỷ lục 33,4% quý III. Nguyên nhân là sự chậm trễ của chính phủ trong việc đưa ra gói giải cứu mới và hoạt động của doanh nghiệp gián đoạn vì Covid-19.
Tính chung cả năm ngoái, nền kinh tế lớn nhất thế giới co lại 3,5% - tệ nhất kể từ năm 1946 và cũng là năm giảm đầu tiên kể từ khủng hoảng tài chính 2007 - 2009. Năm 2019, GDP Mỹ tăng 2,2%.
Tốc độ tăng trưởng của Mỹ qua các năm.
Gần như mọi lĩnh vực đi xuống. Tiêu dùng cá nhân, vốn chiếm hơn hai phần ba nền kinh tế, giảm 3,9% năm ngoái - tệ nhất kể từ năm 1932. Mỹ đã rơi vào suy thoái từ tháng 2/2020.
GDP Mỹ được dự báo quay về mức tiền đại dịch trong quý II năm nay. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hôm 27/1 quyết định giữ nguyên lãi suất tham chiếu gần 0%, đồng thời cam kết tiếp tục bơm tiền vào nền kinh tế thông qua chương trình mua trái phiếu. Cơ quan này nhận định "tốc độ hồi phục hoạt động kinh tế và thị trường việc làm đã chậm lại trong vài tháng gần đây".
Khi đại dịch còn kéo dài, các nhà kinh tế học dự báo tăng trưởng tiếp tục chậm lại, về dưới 2% trong quý này. Sau đó, GDP mới tăng tốc trong mùa hè khi có thêm gói kích thích và nhiều người Mỹ được tiêm vaccine hơn.
"Chúng tôi cho rằng tăng trưởng tiêu dùng sẽ phá kỷ lục trong năm 2021, khi các hộ gia đình được hưởng lợi từ gói giải cứu của Tổng thống Biden, khoảng hai phần ba người Mỹ được tiêm vaccine cho đến tháng 7 và thị trường việc làm tăng tốc mùa xuân này", Gregory Daco - kinh tế trưởng tại Oxford Economics nhận định.
GDP Mỹ tăng trưởng 2.9% trong quý 4/2022
Kinh tế Mỹ khép năm 2022 bằng quý tăng trưởng mạnh. Tuy vậy, giới chuyên gia tỏ ra lo ngại về khả năng suy thoái trong năm 2023.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 4/2022 tăng 2.9%, Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong ngày 26/01. Trước đó, các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones dự báo GDP Mỹ tăng trưởng 2.8% trong quý 4.
Chứng khoán Mỹ khởi sắc mạnh sau thông tin trên, với chỉ số Nasdaq Composite tăng 1.76% lên 11,512.41 điểm. Chỉ số S&P 500 cộng 1.10% lên 4,060.43 điểm, còn chỉ số Dow Jones tiến 205.57 điểm (tương đương 0.61%) lên 33,949.41 điểm.
Chi tiêu tiêu dùng – vốn chiếm 68% GDP Mỹ - tăng 2.1% trong quý 4/2022, giảm nhẹ so với mức 2.3% của quý trước, nhưng vẫn là tín hiệu tích cực.
Bên cạnh cú huých từ người tiêu dùng, việc gia tăng đầu tư hàng tồn kho trong khu vực tư nhân, chi tiêu Chính phủ và các khoản đầu tư cố định ngoài nhà ở là nguyên nhân cho sự tăng trưởng mạnh của GDP quý 4.
Trong khi đó, đầu tư cố định cho nhà ở giảm 26.7% trong quý 4/2022, phản ánh sự suy giảm của thị trường nhà ở. Xuất khẩu cũng giảm 1.3% trong giai đoạn này. Sự suy giảm của thị trường nhà ở kéo giảm GDP tổng thể khoảng 1.3 điểm phần trăm.
Chi tiêu của Chính phủ liên bang tăng 6.2%, phần lớn là do chi tiêu phi quốc phòng tăng 11.2%, trong khi chi tiêu của tiểu bang và địa phương tăng 2.3%. Tổng chi tiêu của Chính phủ Mỹ đã thêm 0.64 điểm phần trăm vào GDP.
Tăng hàng tồn kho cũng đóng một vai trò quan trọng, thêm gần 1.5 điểm phần trăm.
Chỉ số lạm phát đang dần dần đi xuống sau khi chạm đỉnh 41 năm trong mùa hè vừa qua. Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) – chỉ số lạm phát yêu thích của Fed – tăng 3.2% trong quý 4/2022, giảm mạnh so với mức 4.8% của quý 3. Loại trừ thực phẩm và năng lượng, chỉ số này tăng 3.9%, giảm từ mức 4.7% của quý trước.
Mặc dù số liệu lạm phát cho thấy áp lực giá cả đang thoái lui, nhưng vẫn còn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed.
Trước đó, vì lạm phát quá cao, Fed đã tăng lãi suất thêm 4.25 điểm phần trăm kể từ tháng 3/2022 lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2007. Việc tăng lãi suất thường có độ trễ, nghĩa là tác động thực sự của chúng có thể không được cảm nhận cho đến thời điểm sắp tới.
Đây có thể là quý cuối cùng tăng trưởng GDP vững chắc trước khi nền kinh tế cảm nhận được đầy đủ các tác động có độ trễ của quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) kể từ những năm 1980. Hầu hết các nhà kinh tế dự đoán một cuộc suy thoái vào nửa cuối năm nay, mặc dù là một cuộc suy thoái ngắn và nhẹ so với các cuộc suy thoái trước đó, do sức mạnh phi thường của thị trường lao động.
Sal Guatieri, nhà kinh tế cấp cao tại BMO Capital Markets ở Toronto, cho biết: “Nền kinh tế Mỹ không rơi xuống vực thẳm, nhưng nó đang mất dần sức chịu đựng và có nguy cơ suy giảm vào đầu năm nay. Điều đó sẽ giới hạn Fed chỉ tăng lãi suất thêm 2 lần với các mức tăng nhỏ trong những tháng tới".
Sau một năm 2021 chứng kiến GDP tăng với tốc độ mạnh nhất kể từ năm 1984, hai quý đầu năm 2022 bắt đầu với mức tăng trưởng âm, tương đương với suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, người tiêu dùng kiên cường và thị trường lao động mạnh mẽ đã giúp nền kinh tế Mỹ chuyển biến tích cực trong hai quý cuối năm và mang lại hy vọng cho năm 2023.
Jim Baird, Giám đốc đầu tư của Plante Moran Financial Advisors, cho biết: “Nền kinh tế trong nửa đầu năm không yếu như các báo cáo GDP cho thấy, nhưng nó cũng không mạnh như số liệu GDP quý 4 đã chỉ ra. Đứng vững nhờ chi tiêu tiêu dùng ổn định, nền kinh tế đã mở rộng với tốc độ vững chắc vào cuối năm ngoái, nhưng vẫn dễ bị suy thoái rõ rệt hơn trong các quý tới”.
Một số lĩnh vực của nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái mặc dù nhìn chung tăng trưởng tích cực. Đặc biệt, lĩnh vực nhà ở đã tụt hậu, với số giấy phép xây dựng giảm 30% trong tháng 12 so với một năm trước và giá khởi điểm giảm 22%.
Báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp từ quý IV cũng đang báo hiệu một cuộc suy thoái thu nhập tiềm ẩn. Với gần 20% trong số các công ty thuộc S&P 500 báo cáo, thu nhập đang ở mức lỗ 3%, ngay cả khi doanh thu tăng 4.1%, theo Refinitiv.
Chi tiêu của người tiêu dùng cũng có dấu hiệu suy yếu, với doanh số bán lẻ giảm 1.1% trong tháng 12.