Meme Mới Ngủ Dậy

Meme Mới Ngủ Dậy

Việc tắm nếu như chủ quan có thể gây ra rất nhiều các hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu một số kiến thức về chăm sóc cơ thể và bạn nên biết về việc tắm để trả lời cho câu hỏi “Mới ngủ dậy có nên tắm không?”

Việc tắm nếu như chủ quan có thể gây ra rất nhiều các hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu một số kiến thức về chăm sóc cơ thể và bạn nên biết về việc tắm để trả lời cho câu hỏi “Mới ngủ dậy có nên tắm không?”

Licentiate tương đương với Phó Tiến sỹ? Có phải ngủ dậy thành Tiến Sĩ?

Bài này chỉ bàn về thông tin trong 20 năm gần đây. Cần khẳng định ngay là Licentiate không tương đương với bằng Phó tiến sỹ. Và không phải “Phó Tiến Sĩ ngủ đêm sáng dậy thành Tiến Sĩ”.

Trong bài Licentiatexamen: Chứng chỉ hay bằng cấp? Tương đương thạc sĩ hay tiến sĩ?, tôi đã mô tả về việc lấy bằng Licentiate như thế nào. Xin lưu ý thêm, mặc dù nghiên cứu sinh (NCS) không phải bảo vệ luận văn Licentiate, nhưng NCS phải trải qua kỳ thi Licentiate (the licentiate examination). Yêu cầu cho kỳ thi Licentiate thì mỗi nơi mỗi khác. Có nơi thì yêu cầu NCS trình bày một seminar về một vấn đề do người hướng dẫn yêu cầu và kết quả được tính là 10 tín chỉ nâng cao. Nơi khác lại yêu cầu NCS trình bày luận văn trong một seminar và không có người phản biện trực tiếp, tức không phải là một buổi bảo vệ luận văn.

Đối với bằng phó tiến sỹ (trước đây) thì NCS phải thi tối thiểu và bảo vệ luận án phó tiến sỹ trước hội đồng. Thi tối thiểu ở Việt Nam là bảo vệ các chuyên đề NCS, có hội đồng chấm điểm. Luận án phó tiến sỹ đòi hỏi có đóng góp mới cho chuyên ngành và phải trải qua giai đoạn bảo vệ cấp cơ sở, sau đó Bộ Giáo Dục và Đào Tạo hoặc Đại Học Quốc Gia gửi cho 2 phản biện kín, và cuối cùng là bảo vệ luận án cấp nhà nước.

Trước đây Liên Xô và các nước Đông Âu có học vị Candiate of Science và Doctor of Science đối với bậc NCS. Tương ứng ở Việt Nam có học vị Phó Tiến Sĩ và Tiến Sĩ cho bậc NCS. Trong khi đó, bậc NCS ở các nước Mỹ và nhiều nước Âu Châu thì chỉ có một loại bằng cấp là Doctor of Philosophy (Ph.D.). Ngoài ra, vài nước Âu Châu, Á Châu có hai học vị cho bậc NCS: Ph.D. và Habilitation.

Sau khi so sánh yêu cầu cho các văn bằng Candidate of Science và Ph.D., người ta nhận thấy yêu cầu cho các văn bằng này là tương đương nên 2 bằng cấp này được xem là tương đương, và có thể gọi chung là Ph.D. (tiếng Anh). Những nước có học vị Doctor of Science hay Habilitation thì cho rằng những học vị này cao hơn học vị Ph.D., nhưng ở Mỹ và nhiều nước thì Ph.D. là học vị cao nhất.

Ở Việt Nam, trước đây học vị Phó Tiến Sĩ được xem là tương đương với Candidate of Science. Do đó, Phó Tiến Sĩ phải tương đương với Ph.D.; tuy nhiên, nếu dịch ngược lại tiếng Anh thì có dính chữ “phó” sẽ rất phức tạp (phó có thể là associate) và sẽ không giống ai (Associate Doctor of Philosophy) nên người ta quyết định bỏ chữ “phó” đi. Như vậy, Phó Tiến Sĩ được gọi là Tiến Sĩ. Đây là cách dùng từ ngữ một cách thuận tiện về văn phong lẫn khoa học, chứ không phải “Phó Tiến Sĩ ngủ đêm sáng dậy thành Tiến Sĩ”.

Và như vậy thì cái học vị cao hơn Phó Tiến Sĩ (Tiến Sĩ) được đẩy lên thành Tiến Sĩ khoa học. Điều này cũng thích hợp với tên gọi từ Liên Xô và Đông Âu (Doctor of Science).

Việc có hai học vị cho bậc NCS, Tiến Sĩ và Tiến Sĩ khoa học đôi khi cũng không hay. Người ta có thể “hiểu” Tiến Sĩ khoa học mạnh hơn Tiến Sĩ vì Tiến Sĩ không có “khoa học” và Tiến Sĩ Khoa học thì có “khoa học”. Tuy nhiên, nếu chịu làm nghiên cứu dài hạn thì chưa chắc ai hơn ai.

Hiện nay, Việt Nam chỉ cấp một bằng cấp duy nhất cho bậc nghiên cứu sinh, đó là bằng Tiến Sĩ. Đây là học vị cao nhất và được thống nhất dịch sang tiếng Anh là Ph.D.

Giá trị khoa học của một người tuỳ thuộc vào công trình khoa học trên các tạp chí quốc tế, không nhất thiết phải phụ thuộc quá nhiều vào bằng cấp. Tuy nhiên, bằng Tiến Sĩ được xem là giấy chứng nhận “anh có thể bắt đầu làm khoa học”. Làm gì việc cũng vậy, có được giấy chứng nhận “tôi có thể làm được” thì thuận lợi hơn rất nhiều.

Tóm lại, bằng Licentiate không tương được với bằng Phó Tiến Sĩ (nay là Tiến Sĩ). Và việc thống nhất gọi Phó Tiến Sĩ là Tiến Sĩ là chuyện bình thường về cách dùng từ ngữ sao cho việc phiên dịch sang tiếng Anh được thuận lợi, chứ không phải “Phó Tiến Sĩ ngủ đêm sáng dậy thành Tiến Sĩ”. Và điều quan trọng hơn cả đối với bằng Tiễn Sĩ là giá trị khoa học của chủ nhân theo chuẩn mực quốc tế, chứ không phải chỉ “hơn nhau” ở cách xưng danh hay học vị.

TS. Lê Văn Út (Licentiate 2010, Tiến sỹ 2011), Đại học Oulu, Phần Lan, url: http://cc.oulu.fi/~levanut/

**********************************

Posted by Dr. Ut V. Le on September 20, 2011 at 9:29 pm Filed under Bằng cấp  |  Tags: Licentiate, Phó Tiến Sĩ, Tiến Sĩ, Tiến Sĩ khoa học, TS Lê văn Út  |   |  Trackback URI