Ngành Điện Tử Viễn Thông Học Gì Và Làm Gì

Ngành Điện Tử Viễn Thông Học Gì Và Làm Gì

Kỹ thuật điện tử – viễn thông là một trong những ngành chiếm vị trí quan trọng sự phát triển của Việt Nam, rất có triển vọng trong tương lai và có nhiều tiềm năng về cơ hội việc làm. Bài viết sau đây giới thiệu khái quát về mục tiêu chương trình đào tạo và vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông tại Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông.

Kỹ thuật điện tử – viễn thông là một trong những ngành chiếm vị trí quan trọng sự phát triển của Việt Nam, rất có triển vọng trong tương lai và có nhiều tiềm năng về cơ hội việc làm. Bài viết sau đây giới thiệu khái quát về mục tiêu chương trình đào tạo và vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông tại Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông.

Ngành điện tử viễn thông là gì?

Ngành điện tử viễn thông là gì? Đây là ngành chuyên nghiên cứu, chế tạo các vi mạch điện tử nhằm điều khiển các thiết bị mạng lưới truyền dẫn thông tin nhằm phục vụ giao tiếp. Hiểu đơn giản, ngành này có nhiệm vụ ứng dụng công nghệ hiện đại, tối tân nhất để tạo ra các thiết bị truyền thông tin.

Điện tử viễn thông đã cho ra đời nhiều sản phẩm như điện thoại, tivi, máy tính… Đồng thời, ngành còn đóng vai trò chủ lực trong việc xây dựng hệ thống thông tin liên lạc nhằm giúp người dùng trao đổi, truy xuất thông tin và giám sát, điều khiển các thiết bị thông minh nhanh chóng, thuận tiện.

Ngành điện tử viễn thông tiếng anh là gì?

Tên tiếng Anh của ngành Điện tử – Viễn thông là Electronics and Telecommunication Engineering. Đây là ngành học thuộc lĩnh vực công nghệ,

Nếu thắc mắc ngành điện tử viễn thông tiếng anh là gì thì ngành này được tạo nên bởi hai mảng có tính liên quan, đó là điện tử và viễn thông. Mảng điện tử thường làm sản xuất các vi mạch điện tử, dùng để điều khiển các thiết bị công nghệ. Còn mảng viễn thông chịu trách nhiệm sử dụng các sản phẩm do mảng điện tử chế tạo ra để xây dựng hệ thống viễn thông phục vụ mục đích kết nối, truyền dẫn thông tin.

Các sản phẩm do ngành kỹ thuật Điện tử – Viễn thông tạo ra chính là những thiết bị quen thuộc như tivi, máy tính, điện thoại, đài phát thanh, … Đây là những thiết bị quan trọng phục vụ cho mục đích trao đổi, tương tác giữa con người, giúp hoạt động giao tiếp được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Mức lương của ngành điện tử viễn thông

Mức lương của ngành điện tử viễn thông phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, yêu cầu chuyên môn, năng lực người lao động… Tuy nhiên, so với mặt bằng chung thì mức lương của ngành này được xem là khá hấp dẫn. Sinh viên mới ra trường có thu nhập từ 7 - 15 triệu đồng/tháng. Mức lương đối với kỹ sư lành nghề dao động từ 11 - 20 triệu đồng/tháng. Đối với kỹ sư cao cấp, bộ phận quản lý thì mức lương nhận được từ 45 - 50 triệu đồng/tháng.

Mục tiêu chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông?

Hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực liên quan đến ngành điện tử viễn thông.Nắm vững các phương pháp, công cụ để phân tích, thiết kế, phát triển, vận hành mạng, hệ thống và thiết bị viễn thông.Nắm vững kiến thức về cơ sở dữ liệu, thu thập và phân tích dữ liệu.Vận dụng tốt kiến thức về hệ thống thông tin và truyền thông, có khả năng tích hợp hệ thống.Nắm vững các kiến thức, công cụ phù hợp để quản lý và ứng dụng công nghệ truyền thông vào các lĩnh vực thực tế, các ngành khác nhau.

Vận dụng tốt kiến thức để triển khai và phát triển sản phẩm, giải pháp cho các ứng dụng truyền thông trên các nền tảng mạng viễn thông, Internet.Vận dụng tốt kiến thức về lập trình, có khả năng phát triển các phần mềm ứng dụng trong viễn thông.

Vận dụng tốt kiến thức để triển khai và phát triển sản phẩm, giải pháp cho các ứng dụng truyền thông trên các nền tảng công nghệ vô tuyến, mạng di động.Vận dụng tốt kiến thức về lập trình, có khả năng phát triển các phần mềm ứng dụng di động.

Vận dụng tốt kiến thức để triển khai và phát triển sản phẩm, giải pháp cho các ứng dụng truyền thông trên các nền tảng mạng Internet, hệ thống IoT.Vận dụng tốt kiến thức về lập trình, có khả năng phát triển các phần mềm ứng dụng IoT.

Sinh viên ngành Điện tử viễn thông đạt được các yêu cầu sau đây về kỹ năng nghề nghiệp:– Đảm bảo các yêu cầu cơ bản về đạo đức nghề nghiệp như trung thực, trách nhiệm và tin cậy;– Thành thục kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc; làm việc độc lập và tự tin trong môi trường làm việc;– Thành thục kỹ năng xây dựng mục tiêu cá nhân, tạo động lực làm việc và phát triển sự nghiệp cá nhân;– Đảm bảo kỹ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành, kỹ năng tin học và ứng dụng trong hoạt động nghề nghiệp và giao tiếp xã hội.

Sinh viên ngành Điện tử viễn thông đạt được các yêu cầu sau đây về kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề:– Có khả năng phát hiện, tổng quát hóa, phân tích và đánh giá vấn đề kỹ thuật liên quan tới lĩnh vực chuyên môn;– Có kỹ năng lập luận và xử lý thông tin, phân tích định lượng để giải quyết các bài toán chuyên môn cũng như đưa ra giải pháp và kiến nghị đối với vấn đề chuyên môn.

Sinh viên được trang bị và rèn luyện kỹ năng phát hiện vấn đề, tìm kiếm và thu thập thông tin, kỹ năng triển khai thí nghiệm và tham gia vào các khảo sát thực tế.

Sinh viên được phát triển khả năng tư duy chỉnh thể, logic, phân tích đa chiều.

Hiểu được vai trò và trách nhiệm của mình về sự phát triển ngành Điện tử viễn thông, tác động của ngành đến xã hội. Nắm bắt rõ được các quy định của xã hội, bối cảnh lịch sử và văn hóa dân tộc trong lĩnh vực chuyên môn; hiểu được ý nghĩa và giá trị thời đại của các vấn đề chuyên môn trong bối cảnh toàn cầu.

Nhận thức chính xác và hiểu rõ vị trí làm việc trong các doanh nghiệp; nắm rõ được văn hóa doanh nghiệp; chiến lược, mục tiêu và kế hoạch của tổ chức, vận dụng kiến thức được trang bị để phục vụ hiệu quả cho hoạt động của doanh nghiệp, có khả năng làm việc thành công trong tổ chức.

Đảm bảo khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã được học vào thực tiễn; có thể sử dụng các định nghĩa, khái niệm cơ bản làm nền tảng; có khả năng hình thành ý tưởng liên quan đến chuyên môn hoặc quản lý các dự án trong lĩnh vực Điện tử viễn thông.

Sinh viên được trang bị kỹ năng xây dựng mục tiêu cá nhân, động lực làm việc, phát triển cá nhân và sự nghiệp.

Đảm bảo năng lực làm việc theo nhóm và thích ứng với sự thay đổi của các nhóm làm việc.

Đảm bảo khả năng hình thành nhóm làm việc hiệu quả, thúc đẩy hoạt động nhóm và phát triển nhóm; có khả năng tham gia lãnh đạo nhóm.

Đảm bảo các kỹ năng cơ bản trong giao tiếp bằng văn bản, qua thư điện tử/phương tiện truyền thông, hiểu rõ chiến lược giao tiếp, đảm bảo kỹ năng thuyết trình về lĩnh vực chuyên môn.

Đảm bảo nền tảng phát triển kỹ năng mềm trong bối cảnh hiện tại và tương lai: Tự tin trong môi trường làm việc quốc tế, kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp; luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực khoa học; kỹ năng đồ họa, ứng dụng tin học.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Điện tử viễn thông là những ứng viên tiềm năng cho các vị trí công việc sau:– Kỹ sư tư vấn, thiết kế trong hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực điện tử viễn thông và công nghệ thông tin;– Kỹ sư vận hành, giám sát trong các doanh nghiệp sở hữu và khai thác hạ tầng truyền thông;– Kỹ sư phát triển ứng dụng trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet, các tổ chức và doanh nghiệp ứng dụng hệ thống mạng và dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin;– Chuyên gia kỹ thuật trong các doanh nghiệp triển khai hệ thống ICT trong điều hành sản xuất, kinh doanh;– Các vị trí quản lý, điều hành đòi hỏi hiểu biết về lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin trong các tổ chức, cơ quan nhà nước;– Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu trong các viện nghiên cứu, trường đại học, …Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường– Có năng lực học tập suốt đời, đảm bảo kiến thức về chuyên môn và nghiệp vụ để học lên bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ thuộc các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Điện tử viễn thông ở trong và ngoài nước.– Có thể thực hiện được các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Điện tử viễn thông, công nghệ thông tin ở các cấp khác nhau.

Chính vì có nhiều cơ hội nghề nghiệp, tiềm năng trong tương lai nên hiện nay có nhiều trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông. Nếu bạn đam mê, yêu thích ngành này có thể tham khảo chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nhé..

Kỹ sư Điện tử - Viễn thông không phải là đi kéo cáp, sửa chữa TV mà có thể làm về bán dẫn, phần mềm với lương khởi điểm 12-20 triệu đồng một tháng.

PGS.TS Nguyễn Đức Minh, Phó hiệu trưởng trường Điện - Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết Điện tử - Viễn thông là một trong những ngành mũi nhọn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và là ngành có nhu cầu nhân lực cao ở Việt Nam và trên thế giới.

Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng của ngành công nghiệp bán dẫn, nhu cầu nhân lực chất lượng cao khoảng 1.000 kỹ sư mỗi năm. Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là một trong những ngành học cung cấp nhiều nhân lực nhất.

Tại Việt Nam, hầu hết đại học khối kỹ thuật đào tạo ngành này. Tuy nhiên, chương trình học không giống nhau hoàn toàn.

Thầy Minh cho biết tại Đại học Bách khoa Hà Nội, sinh viên được học sâu về nhiều lĩnh vực.

Đầu tiên là mạch điện tử, vi mạch (thiết kế và chế tạo chip bán dẫn), cấu trúc máy tính (máy tính nhúng - là các máy tính được đưa vào trong ôtô, thiết bị điện tử như tivi, tủ lạnh, camera, thiết bị viễn thông như trạm phát 4G, 5G, wifi).

Lĩnh vực thứ hai là lập trình, từ phần cứng đến phần mềm ứng dụng như website, ứng dụng di động, cơ sở dữ liệu, máy chủ. Sinh viên cũng được học về hệ thống thông tin di động (4G, 5G), mạng máy tính; thiết bị Y sinh; AI/ML và xử lý tín hiệu âm thanh, tiếng nói, ảnh, video, đa phương tiện, sóng điện tử từ trường.

Nội dung học và cơ hội nghề nghiệp ngành Điện tử - Viễn thông. Video: trường Điện - Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội.

Tại trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP HCM, chương trình gồm các môn học liên quan đến công nghệ tiêu biểu như thông tin di động và không dây, các hệ thống kết nối Internet IoT, siêu âm tần và an-ten, mạng viễn thông và mạng máy tính, phát thanh truyền hình, xử lý số tín hiệu, vi mạch số, vi mạch tín hiệu tương tự và hỗn hợp, MEMS, thiết kế hệ thống nhúng sử dụng vi điều khiển, FPGA, DSP và SoC.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông chia ngành này thành ba chuyên ngành là Mạng và dịch vụ Internet, Thông tin vô tuyến và di động, Hệ thống IoT.

Thời gian học ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông ở các trường phổ biến là 4 năm với hệ cử nhân và 4,5-5 năm với hệ kỹ sư.

Tại Đại học Bách khoa Hà Nội, sinh viên có thể học chương trình cử nhân (4 năm), tích hợp cử nhân - kỹ sư (5-5,5 năm), tích hợp cử nhân - thạc sĩ (5,5 năm). Nếu học lên tiến sĩ, thời gian đào tạo khoảng 8,5 năm.

Ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông ở hầu hết trường có mức học phí 20-50 triệu đồng một năm.

Như với Đại học Bách khoa Hà Nội, học phí chương trình chuẩn trung bình khoảng 22-28 triệu đồng một năm. Với chương trình tiên tiến, học phí 40-45 triệu, chương trình liên kết với Đại học Leibniz Hannover (Đức) là khoảng 55-65 triệu đồng.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông thu trung bình 27-34 triệu đồng một năm cho chương trình đại trà.

Đại học Bách khoa TP HCM thu khoảng 15 triệu đồng một học kỳ, một năm học có 2-3 kỳ.

Thầy Minh lưu ý học sinh không nên nghe các thông tin sai lệch về công việc của kỹ sư điện tử viễn thông như phải đi kéo cáp, sửa chữa TV. Đây là công việc dành cho công nhân kỹ thuật.

Kỹ sư tốt nghiệp ngành Điện tử - Viễn thông sẽ làm trong các mảng công việc: thiết kế sản xuất vi mạch bán dẫn, bảng mạch điện tử; phát triển phần mềm; thiết kế lập trình các máy tính nhúng; thiết kế vận hành, tối ưu mạng máy tính và mạng truyền thông; phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo/học máy; phát triển vận hành thiết bị điện tử y tế (thiết bị y sinh).

Các công ty tuyển dụng kỹ sư điện tử viễn thông gồm:

- Công ty vi mạch bán dẫn: Samsung, Intel, Infineon, Bosch, Qorvo, CoAsia, Renesas, Marvel, Qualcomm, Mediatek, TSMC...

- Công ty phần mềm nhúng: FPT Software, Viettel High Tech, VNPT Technology, Samsung, Toshiba, Panasonics, Nissan, LG Electronics...

- Công ty phần mềm: FPT Software, Zalo, VNG...

- Các doanh nghiệp cần phân tích dữ liệu như ngân hàng, công ty bảo hiểm.

- Các công ty viễn thông như Viettel, VNPT, Mobifone, Vinaphone, FTel.

Theo khảo sát của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, mức lương kỹ sư Điện tử viễn thông mới ra trường là 12-20 triệu đồng một tháng, sau 5 năm là khoảng 30 triệu đồng.

Với ngành bán dẫn, số liệu của Cộng đồng Vi mạch Việt Nam cho thấy trung bình lương sau thuế trong năm đầu đi làm của kỹ sư thiết kế chip là gần 220 triệu đồng, tức trung bình hơn 18 triệu đồng một tháng. Với 5 năm kinh nghiệm, người làm công việc này có thu nhập trên 330 triệu đồng một năm. Con số này tăng dần lên hơn 800 và 1,3 tỷ đồng nếu có 15-20 năm kinh nghiệm.

Nếu không đi làm ngay sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể ứng tuyển các học bổng thạc sĩ, tiến sĩ tại Pháp, Hàn Quốc, Đức, Đài Loan, Nhật Bản. Ở Bách khoa Hà Nội, 95% sinh viên làm việc tại các doanh nghiệp sau tốt nghiệp, 5% du học.

Ngành điện tử viễn thông và thông tin cần biết (Nguồn: Internet)