Phiên làm việc của bạn đã hết hạn. Vui lòng tải lại trang và thử lại.
Phiên làm việc của bạn đã hết hạn. Vui lòng tải lại trang và thử lại.
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ: Công ty TRACIMEXCO-HRI
– Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Văn Mại, P.4, Q. Tân Bình, TP. HCM
– Địa chỉ: 75/6 Vĩnh Phú 17, KP. Trung, P. Vĩnh Phú, TP.Thuận An, Bình Dương
Ngày 10 tháng 6 năm 2021, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 2092/QĐ-UBND về phê duyệt Chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2020 - 2030.
Mục tiêu đến năm 2030, đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao, trong đó tập trung vào công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa và các công nghệ tiên tiến để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; phương pháp canh tác, nuôi trồng sản phẩm thương phẩm và công nghệ bảo quản nông sản sau thu hoạch, để tạo ra sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, an toàn và có sức cạnh tranh cao.
Nâng tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2030 chiếm từ 75 - 85% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của Thành phố; trên 70% hộ nông dân, trên 80% doanh nghiệp ứng dụng các biện pháp kỹ thuật mang tính công nghệ cao về giống, quy trình canh tác, công nghệ sau thu hoạch; cơ giới hoá, tự động hoá trong quá trình sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, xử lý chất thải; các kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao trong quá trình sản xuất các đối tượng sản phẩm nông nghiệp chủ lực (rau quả, hoa kiểng, heo, bò sữa, tôm và cá cảnh).
Đồng thời, phấn đấu đến năm 2030 trên 30% hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực nâng cao kỹ thuật, kỹ năng sử dụng vận hành công nghệ và làm chủ công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; cập nhật thông tin kiến thức về tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ năng thực hành ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp.
Chất lượng giống cây trồng, vật nuôi và sản phẩm nông sản đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất và tiêu dùng, góp phần nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị sản xuất đạt từ 900 triệu đến 1 tỉ đồng/ha/năm vào năm 2030.
Để đạt được các mục tiêu trên, Thành phố triển khai thực hiện một số giải pháp, như: quy hoạch và mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng khu, vùng sản xuất phát triển giống và nông nghiệp công nghệ cao; nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; phát triển hệ thống sản xuất, cung ứng và dịch vụ giống cây, con; khuyến nông, chuyển giao giống mới; đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao; nâng cao năng lực quản lý nhà nước thông qua công tác đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ chuyên ngành giống; phòng, trừ dịch hại cây trồng, vật nuôi, thủy sản; phát huy vai trò trung tâm của hợp tác xã, xây dựng chuỗi liên kết phát triển ổn định và bền vững; xúc tiến thương mại về giống, sản phẩm nông nghiệp; tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế; chính sách phát triển giống và nông nghiệp công nghệ cao.
Theo đó, Ủy ban nhân dân Thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình. Triển khai nội dung, biện pháp nâng cao năng lực quản lý và bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích thu hút các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao gắn với thị trường tiêu thụ.
- Tổ chức triển khai các hoạt động hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố, các chương trình trọng điểm của ngành Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn, thông tin thị trường, giá cả, các chủ trương, chính sách hỗ trợ (vốn, lao động, đất đai, kỹ thuật…) của Chính phủ cho các doanh nghiệp và thúc đẩy thị trường đầu vào; các vấn đề liên quan đến sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cho các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; các thông tin về hiệu quả kinh doanh của các ngành kinh tế, các địa phuơng và khu vực quốc tế; lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương án đầu tư, chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới; xây dựng cơ sở dữ liệu về các sản phẩm, lĩnh vực nông nghiệp và lực lượng tư vấn c huyên nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. + Nhiệm vụ: - Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về kỹ thuật phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản, tổ chức sản xuất, thâm canh cây trồng, nuôi dưỡng vật nuôi, thủy sản đạt năng suất, chất lượng cao;
- Cung cấp thơng tin về tình hình kinh tế vĩ mơ, về hiệu quả kinh doanh của các ngành kinh tế, các địa phương và khu vực quốc tế; thông tin thị trường đầu vào, đầu ra; các chính sách hỗ trợ (vốn, lao động, đất, thiết bị…); tổ chức liên kết cung - cầu và hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông lâm thủy sản, muối, ngành nghề nông thôn được sản xuất trên địa bàn thành phố và các tỉnh ln cận;
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới, dự án đầu tư (khảo sát, lập báo cáo nghin cứu khả thi, báo cáo đầu tư, thiết kế, lập dự toán, đấu thầu, ...) cho hộ nông dân, hộ trang trại, tổ hợp tác, HTX, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm ngư diêm nghiệp.
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn về pháp lý, hồ sơ thủ tục vay vốn (nhất là các chính sách, chương trình ưu đãi), tiêu thụ nông sản ...
§ Xây dựng cơ sở dữ liệu và cung cấp thông tin.
§ Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ để chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp: lập kế hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất NN; lập dự án sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực NN; tiến hành các phân tích, đánh giá về tài chính; xây dựng mạng lưới các chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh ngành NN…
§ Bồi dưỡng, huấn luyện kỹ năng và kiến thức phục vụ công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
§ Dịch vụ tư vấn kỹ thuật phục vụ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm Ban Giám đốc và 3 phòng ban, trong đó: - Ban Giám đốc: gồm 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc - 3 phòng ban: gồm Phòng Nghiên cứu thị trường, Phòng Tư vấn và huấn luyện, Phòng Tổ chức - Hành chính, với nhiệm vụ cụ thể như sau:
* Phòng Nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại: + Tổ chức nghiên cứu thị trường; + Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành nông nghiệp nhằm phục vụ cho công tác tư vấn, hỗ trợ và xúc tiến thương mại các mặt hàng nông sản. + Tổ chức thu thập, tiếp nhận và cung cấp thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô, về hiệu quả kinh doanh của các ngành kinh tế, các địa phương và khu vực quốc tế. + Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc cung cấp và tư vấn các thông tin thị trường đầu vào cho sản xuất bao gồm: chọn và thiết kế sản phẩm, lao động, thiết bị và công nghệ, nguyên vật liệu, đất đai, vốn và phương pháp quản lý sản xuất kinh doanh; các thông tin thị trường đầu ra như: yêu cầu về giá trị sử dụng, giá cả, chủng loại, bao bì, qui mô, chất lượng… + Xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp hoạt động trong ngành, bao gồm: nguyên vật liệu, đặc điểm sản phẩm, trình độ lao động, hệ thống phân phối, loại hình sở hữu, xu thế cạnh tranh, phân loại và xếp hạng các doanh nghiệp trong ngành… + Xây dựng và duy trì hoạt động trang web của Trung tâm, giới thiệu các dự án hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của các nông hộ, các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại với các tổ chức tín dụng, ngân hàng.
* Phòng Đào tạo và quản lý chuyên gia: + Đào tạo, huấn luyện kỹ năng quản trị doanh nghiệp, bao gồm: tư vấn cho doanh nghiệp về nguồn nhân lực, phối hợp với các Viện trường, các tổ chức xúc tiến thương mại, Trung tâm đào tạo để tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên đề, các lớp huấn luyện kỹ năng nghiệp vụ, các chương trình đào tạo chuyên sâu, nâng cao nghiệp vụ tại doanh nghiệp, các lớp đào tạo nâng cao kiến thức về nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp.
+ Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nâng cao năng lực quản lý, hợp lý hóa sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
+ Tổ chức và liên kết với các tổ chức đào tạo trong và ngoài nước .
+ Tổ chức lập báo cáo khả thi, thiết kế kỹ thuật, lập tổng dự toán, tư vấn đấu thầu các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
+ Hướng dẫn các nông hộ, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại xây dựng đề án, dự án chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp thuộc các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước.
+ Giới thiệu các dự án hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của các nông hộ, các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại với các tổ chức tín dụng, ngân hàng.
+ Tư vấn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp: Tư vấn toàn diện, thường xuyên bao gồm: tư vấn cả một chương trình hoặc tư vấn từng vụ, việc; tư vấn thành lập doanh nghiệp hoặc tư vấn quản trị doanh nghiệp, tư vấn về mặt công nghệ; tư vấn về giải thể, chuyển thể, sát nhập, tổ chức lại doanh nghiệp; tư vấn miễn phí hoặc tư vấn có thu tiền; tư vấn đầu tư mới cũng như chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung (bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi, ngành nghề nông thôn); giới thiệu chuyên gia tư vấn trên từng lĩnh vực cụ thể…
+ Dịch vụ soạn thảo, thiết kế các đề án, dự án sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
+ Tổ chức và tham gia nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào thực tế.
+ Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các tổ chức khác nghiên cứu về hiện trạng, xu hướng phát triển, những vướng mắc và khó khăn đang tồn tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
+ Tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, tham quan, khảo sát các mô hình, kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp và ngành nghề nông thôn cho các tổ chức và cá nhân có liên quan.
+ Quản lý cơ sở dữ liệu về các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
* Phòng Tổ chức - Hành chánh: + Xây dựng kế hoạch hoạt động ngắn hạn của Trung tâm; tổ chức sơ, tổng kết để đánh giá hoạt động của Trung tâm theo định kỳ quý, năm và báo cáo cho cơ quan chủ quản. + Điều hành các hoạt động hành chính phục vụ Trung tâm. Quản lý văn thư, con dấu, sổ sách, kế toán, thủ quỹ và quản lý thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất của Trung tâm. Quản lý nhân sự và tiền lương. Nguồn: Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp