Trong kỷ nguyên số, ngành công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang trở thành ngành nghề mũi nhọn, định hướng sự phát triển của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, vấn đề đẩy mạnh sự phát triển của CNTT đang là một trong những mục tiêu hàng đầu. Vậy xu hướng phát triển của CNTT trong những năm gần đây như thế nào? Tại sao CNTT trở nên cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển trong kỷ nguyên mới?
Trong kỷ nguyên số, ngành công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang trở thành ngành nghề mũi nhọn, định hướng sự phát triển của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, vấn đề đẩy mạnh sự phát triển của CNTT đang là một trong những mục tiêu hàng đầu. Vậy xu hướng phát triển của CNTT trong những năm gần đây như thế nào? Tại sao CNTT trở nên cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển trong kỷ nguyên mới?
Dựa trên sự phát triển của công nghệ thông tin trong những năm gần đây tại Việt Nam, các chuyên gia dự đoán ngành này sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong năm 2023. Những lĩnh vực CNTT sẽ lên ngôi là: Công nghệ 5G, điện toán đám mây (Cloud Computing), IoT (Internet vạn vật), dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), trải nghiệm thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR),… Những công nghệ này đang dẫn dắt, hỗ trợ lẫn nhau trong hệ sinh thái công nghệ số không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Trong đó một số biến động được dự báo sẽ là cú huých mạnh mẽ trong tương lai, có thể kế đến như:
– Sự thống trị của phần mềm Hiện nay, phần mềm đang đóng một vai trò đặc biệt thiết yếu trong tất cả các hoạt động CNTT, hầu như tất cả những công việc mà chúng ta thực hiện trên máy tính hàng ngày đều thông qua các phần mềm chuyên dụng. Lĩnh vực phần mềm sẽ có những bước chuyển đổi hết sức mạnh mẽ bởi chúng có khả năng hỗ trợ hầu hết tất cả các ngành nghề từ công nghiệp, kinh tế, giáo dục, thể thao, giải trí, dịch vụ,… Trong tương lai, phần mềm sẽ thống trị toàn bộ thế giới công nghệ, đặc biệt là các phần mềm tự động. Đây là một viễn cảnh hoàn toàn có khả năng cao sẽ xảy ra trong thực tế.
– Các ứng dụng có mã nguồn mở có khả năng chi phối toàn bộ Các sản phẩm mã nguồn mở có khả năng tái cấu trúc sẽ hỗ trợ tối đa cho sự lên ngôi của các phần mềm. Nó giúp quá trình tiến hóa của các loại phần mềm trở nên dễ dàng hơn khi mà các lập trình viên chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư đều có thể chỉnh sửa để tối ưu hóa sản phẩm. Ngày nay, mã nguồn mở đang dần chứng tỏ được vị trí của mình, không chỉ đơn giản là một phương án để thay thế với mức chi phí thấp mà còn là sự đổi mới trong cách thức vận hành.
– Sự nở rộ của các công ty phần mềm phát triển dựa trên mã nguồn mở Việc phát triển của mã nguồn mở như đã bàn luận ở trên chắc chắn sẽ là động lực để các công ty, tổ chức, doanh nghiệp thành lập những đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp để cải tiến, nâng cấp các phần mềm sẵn có thành một phần mềm của riêng họ với đầy đủ các tính năng vượt trội hơn phần mềm gốc và kiếm về những khoản lợi nhuận khổng lồ. Đây có thể là miếng bánh vô cùng béo bở kéo theo sự ra đời của hàng loạt các công ty phần mềm.
Những dự đoán trên chưa chắc 100% khả năng xảy ra nhưng nhìn nhận vào thực trạng sự phát triển của công nghệ thông tin trong những năm gần đây, ta có thể khẳng định, chúng có tỷ lệ và khả năng rất cao sẽ xảy ra trong tương lai.
Hiểu đơn giản, công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là việc sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, lưu truyền và thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết. Mục đích của khối ngành khoa học tổng hợp này là nhằm phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới, sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền tảng khác nhau.
Theo đuổi ngành CNTT, người học sẽ được đào tạo, nghiên cứu chuyên sâu về: Kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng máy tính và truyền thông, an toàn thông tin mạng,… Bên cạnh đó, người học còn được trang bị những kiến thức chuyên ngành liên quan đến kỹ năng nghiên cứu và phát triển phần mềm cùng với việc gia công, ứng dụng những mảng kiến thức về thiết kế, cài đặt, vận hành và bảo trì phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính, các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính,…
Ngoài ra, mỗi một IT đều cần trang bị cho mình những kỹ năng khác như: Kỹ năng tư duy logic, tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,… đây cũng là những kỹ năng cần thiết để người học, người làm IT phát huy được hết khả năng, tố chất tiềm ẩn của mình.
CNTT là một trong những ngành nghề có chuyển biến tích cực nhất trong những năm gần đây. Kể cả trong thời gian vô cùng khó khăn của đại dịch Covid-19, CNTT trên thế giới và tại Việt Nam đều có những bước đột phá lớn. Trong thời điểm đại dịch bùng nổ, điều kiện học tập và làm việc trực tiếp vô cùng hạn chế, những phương thức làm việc và học tập trực tuyến đã vươn lên trở thành xu hướng tất yếu. CNTT từ đó càng khẳng định vị thế đi đầu, đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi cho mọi ngành nghề khác trong thời điểm khó khăn. CNTT quả thực là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm và phát triển.
Tại Việt Nam, số lượng người dùng internet thuộc top cao nhất thế giới. Các hoạt động của doanh nghiệp đều sử dụng internet trên các nền tảng kết nối khác nhau. Ngoài ra, nhiều địa phương cũng ứng dụng công nghệ số vào hoạt động quản lý kinh tế xã hội. Theo thống kê năm 2000, ngành CNTT chỉ chiếm khoảng 0,5% GDP cả nước, vẫn còn thua kém nhiều so với ngành nông nghiệp, thương mại. Tại thời điểm đó ngành này vẫn được đánh giá là một ngành kinh tế nhỏ. Thế nhưng chỉ trong 2 thập kỷ, CNTT đã có những bước nhảy vọt:
Nhìn chung, sự phát triển của công nghệ thông tin trong những năm gần đây tại Việt Nam đang bám sát tốc độ phát triển chung của thế giới. Đặc biệt, với nguồn lực trẻ năng động, sáng tạo (trung bình dưới 35 tuổi); ngành CNTT tại Việt Nam còn có thể tiến xa hơn trong tương lai. Với tốc độ cực đại, chúng ta đã và đang đặt một dấu mốc đáng nể trên bản đồ CNTT toàn cầu và trở thành một trong những nước mạnh về CNTT trong khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Hiện tại Việt Nam đang dẫn đầu về ngành dịch vụ phần mềm trong số 6 nước phát triển mạnh nhất khu vực Đông Nam Á; nguồn nhân lực IT cũng ngày càng cải thiện về chất lượng, tuy nhiên số lượng này vẫn chưa đủ để đáp ứng nguồn cung cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Là một trong những ngành nghề “hot” kể cả ở hiện tại hay trong tương lai, CNTT có gì mà nhiều người lại lựa chọn theo học và làm việc:
– Cơ hội việc làm: Công nghệ thông tin hiện nay đang là một trong những ngành được Việt Nam chú trọng đầu tư, phát triển. Với sự phát triển từng ngày thì gần như các từ các tổ chức của nhà nước hay các doanh nghiệp tư nhân đều cần đến những thợ IT lành nghề, đặc biệt là trong mảng an ninh mạng.
– Thu nhập hấp dẫn: Mức lương của các ngành nghề khác thường có sự tương đồng về số năm làm việc và kinh nghiệm của nhân viên nhưng công nghệ thông tin thì không như vậy. Mức lương của dân IT được trả sẽ phụ thuộc vào cường độ công việc hay một phần mềm, ứng dụng, website,… mà họ đã tạo ra. Mức lương trung bình của một lập trình viên tập sự hiện nay thường dao động từ 500-1000 USD và dao động từ 900-2000 USD đối với lập trình viên có nhiều kinh nghiệm hơn.
– Công việc không nhàm chán: CNTT là ngành có tốc độ phát triển chóng mặt nên sẽ liên tục có những đổi mới và cập nhật. Vì vậy người làm CNTT sẽ không bao giờ lo nhàm chán vì phải lặp đi lặp lại một công việc liên tục và nhiều lần, thay vào đó họ sẽ rất bận rộn và được làm việc với những cải tiến mới.
– Có thể làm thêm khi còn là học viên, sinh viên: Người học CNTT có thể bắt tay kiếm tiền bằng những gì mình đã được học ngay từ khi còn đang đi học. Nếu làm tốt, họ có thể kiếm được mức thu nhập tốt và ổn định, cơ hội trở thành nhân viên chính thức cũng cực kỳ cao.
Sự phát triển của công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã mở ra nhiều cơ hội phát triển và cơ hội nghề nghiệp cho người lao động Việt Nam. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu trong công việc, những cá nhân có ý định theo đuổi ngành này cần trang bị cho mình kiến thức và chuyên môn thật chắc chắn cùng những kỹ năng cần thiết. Với hệ sinh thái giáo dục toàn diện, BKAPGROUP sẵn sàng là địa chỉ tin cậy để các học viên CNTT đặt trọn niềm tin, đồng hành cùng phát triển cả chuyên môn lẫn kỹ năng sống, cùng nhau kiến tạo một Việt Nam thịnh vượng.
BKAPGROUP, Đào tạo công dân số – Kiến tạo xã hội công nghệ. Diễm Hương (TH)
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 4/10, ở khu vực Bình Thuận, Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to, với lượng mưa từ 15-30 mm, cục bộ có nơi trên 70 mm (thời gian mưa tập trung vào chiều tối và tối).
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 10 giờ (9/11), vị trí tâm bão khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15km/h.
Ngày 11/12, tại thành phố Cần Thơ, diễn ra hội nghị tổng kết công tác Mặt trận Cụm thi đua 5
năm 2024. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 53/2024/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3.
Từ nguồn kinh phí ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, Ban Vận động cứu trợ (thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh
) phân bổ, hỗ trợ các cơ sở y tế, các cơ sở giáo dục tập trung khắc phục hậu quả, ổn định hoạt động.
Với tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, Yên Bái đang từng bước vượt qua khó khăn sau ảnh hưởng của
, đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường, đồng thời xây dựng nền tảng vững chắc để ứng phó hiệu quả với thiên tai trong tương lai.
tròn 30 năm hiện diện trên thị trường, cũng là thời điểm mà nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó có Bảo Minh kỳ vọng về những tín hiệu tích cực và sự phục hồi của thị trường.
Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đợt 3 đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Sáng 19/11, đoàn công tác Báo Nhân Dân do đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam dẫn đầu đã trao tặng tỉnh Lào Cai 68.000 cây xanh nhằm khắc phục hậu quả bão Yagi.
Sáng 15/11, Công ty Điện lực Lào Cai chính thức đóng điện công trình cấp điện tái thiết cho
, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai).
Trẻ em dưới 16 tuổi có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là đoàn viên, người lao động có giao kết hợp đồng lao động (bao gồm cả trường hợp cha hoặc mẹ là người đơn thân) tử vong do bão số 3 (Yagi) sẽ được tổ chức Công đoàn trao sổ tiết kiệm “Công đoàn cùng con tiếp bước”.
Ngày 7/11, Đoàn công tác Hội Chữ Thập đỏ Thành phố Hồ Chí Minh do Phó Chủ tịch Nguyễn Hoàng Ân làm Trưởng đoàn, đã đến các huyện vùng sâu, vùng cao của tỉnh Cao Bằng nhằm hỗ trợ sinh kế bền vững cho các hộ dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11/2024. Tham dự cuộc họp có đầy đủ các ban ngành, địa phương dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường.
Phát biểu thảo luận tại phiên đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025, các đại biểu Quốc hội cho rằng cần có chính sách đặc thù giúp người dân vùng ảnh hưởng của bão ổn định cuộc sống.
Tiếp tục chung tay cùng nhân dân cả nước và quốc tế hỗ trợ cho các địa phương trên địa bàn khắc phục hậu quả bão số 3, ngành
tỉnh Lào Cai trong các tháng 10 và 11/2024 đã hỗ trợ chi trả viện trợ từ các tổ chức quốc tế uy tín như UNICEF – Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc, Tổ chức cứu trợ trẻ em (SCI)…
Để khôi phục sản xuất và ổn định đời sống cho đồng bào chịu thiệt hại do mưa bão gây ra, thời gian qua Mặt trận Tổ quốc tỉnh
tiếp tục đón nhận tấm lòng nhân ái, sẻ chia của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.
Bộ Tư lệnh Quân khu 2 sẽ hỗ trợ
đầu tư xây dựng Dự án bố trí tái định cư cho 35 hộ dân tại thôn Át Thượng, Minh Xuân, huyện Lục Yên, Yên Bái. Nơi đây, ngày 10/9, đã xảy ra vụ sạt lở đất do mưa lớn sau hoàn lưu
, làm 5 ngôi nhà sàn bị vùi lấp, khiến 9 người chết, 3 người bị thương.
Ngày 31/10, Chủ tịch Hiệp hội Giao lưu Nhật-Việt tỉnh Miyagi, ông Atsushi Kamada đến Ðại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản trao quà hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của
(tên quốc tế là Yagi), trị giá 1 triệu yen (hơn 170 triệu đồng).
Ảnh hưởng của cơn bão số 3 đối với tỉnh
là khá lớn, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Đến nay, thông qua kênh của Mặt trận Tổ quốc tỉnh, địa phương nhận được đăng ký hỗ trợ của tổ chức, cá nhân lên đến hơn 45 tỷ đồng. Việc sử dụng nguồn quỹ này được thực hiện công khai, minh bạch và khá hiệu quả.
cho biết, vừa tài trợ 10 tỷ đồng cho tỉnh
hỗ trợ người dân trên địa bàn tỉnh tái thiết, xây dựng lại nhà cửa sau cơn bão số 3.
và mưa lũ gây ngập lụt nhiều ngày trên diện rộng đã khiến nhiều hộ gia đình chăn nuôi, doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Hà Nam bị thiệt hại nặng nề. Ước tính, tỉnh
bị thiệt hại gần 1 nghìn tỷ đồng. Để hỗ trợ các hộ sản xuất, chăn nuôi bị thiệt hại khắc phục khó khăn, tỉnh Hà Nam đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó có gỡ khó về tín dụng.
Ngày 28/10, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai phối hợp một số doanh nghiệp và nhà hảo tâm khởi công xây dựng 28 căn nhà cho bà con xã A Lù, huyện Bát Xát (Lào Cai) bị thiệt hại do hoàn lưu bão số 3.
Ngày 25/10, Cụm thi đua 1, Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hồ Chí Minh, gồm các quận 1, 3, 5, 10, Tân Bình, thành phố Thủ Đức triển khai Chương trình “Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật” năm 2024 tại tỉnh Gia Lai.
Qua 9 tháng đầu năm nay, số người tham gia
, bảo hiểm thất nghiệp ghi nhận sự tăng trưởng, phát triển so với cùng kỳ năm trước trong bối cảnh nền kinh tế-xã hội chịu “tác động kép” từ những yếu tố bất lợi bên ngoài và thách thức bên trong. Dự kiến, các chỉ tiêu về độ bao phủ cả năm 2024 sẽ vượt so với Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ giao.
Trong ý kiến gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, cử tri và nhân dân băn khoăn việc còn thiếu danh mục thuốc bảo hiểm y tế; tình trạng quảng cáo thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh chưa rõ ràng, minh bạch, chất lượng chưa được kiểm soát, gây bức xúc cho người tiêu dùng; một số bệnh viện lớn đầu tư xây dựng thiếu đồng bộ, chưa đưa vào khai thác, phục vụ nhân dân gây lãng phí.
Theo các nhà khoa học, qua cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua cho thấy, người dân ở các vùng chịu tai biến tự nhiên mạnh tuy đã chú ý hơn tới các dấu hiệu như vết nứt trên sườn đồi, nhưng chưa biết đánh giá và nhận định mức độ nguy hiểm cho nên còn lúng túng trong công tác phòng tránh; những điểm thiệt hại nặng thường là nơi chưa có nhóm xung kích phòng chống thiên tai; nếu người dân có được thông tin cảnh báo sớm thì sẽ chủ động ứng phó hơn… Bởi vậy, vấn đề cảnh báo sớm thiên tai dựa vào cộng đồng một lần nữa được đặt ra, coi đó là một trong những giải pháp hiệu quả để chủ động phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.
Sau bão số Yagi, tỉnh Yên Bái tổ chức trồng cây thông Caribê trên đất rừng nhằm tạo cảnh quan và nâng cao chất lượng môi trường sống.
Trong 2 ngày 17 và 18/10, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai phối hợp với một số doanh nghiệp đã trao tặng 35 con trâu cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu cơn bão số 3 tại xã A Lù, huyện Bát Xát và xã Sán Chải, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
Sau bão, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương đã chủ động chỉ đạo, tổ chức lực lượng xuống cơ sở để hướng dẫn phục hồi sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc khôi phục sản xuất nông nghiệp, nhất là lâm nghiệp, thủy sản còn chậm và gặp nhiều khó khăn.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam trao tặng sổ
tới người dân có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại tỉnh
Sau bão số 3, tỉnh Quảng Ninh có gần 3.000 cơ sở
nặng nề, thậm chí có hộ bị thiệt hại từ 30-70%, nhiều hộ mất trắng tài sản, con giống do bão. Để khắc phục khó khăn, cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, địa phương, các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đã khẩn trương khắc phục những thiệt hại, bắt tay vào khôi phục, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Việt Nam vừa tổ chức các hoạt động tri ân và ghi công nhằm tôn vinh sự hy sinh anh dũng của các cán bộ chiến sĩ thuộc lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, cũng như của những tình nguyện viên khi tham gia công tác ứng phó thiên tai, cứu nạn, cứu hộ trong cơn bão số 3, năm 2024.