Xe Điện Tự Chế 4 Bánh

Xe Điện Tự Chế 4 Bánh

Thước lái, bộ đánh lái trên ô tô

Thước lái, bộ đánh lái trên ô tô

Lọc sản phẩm Tìm kiếm nhanh hơn

Phản ánh tới Báo Bà Rịa-Vũng Tàu, người dân cho biết, thời gian qua, trên địa bàn TP.Vũng Tàu xuất hiện nhiều xe điện 4 bánh chạy trên đường. Điều người dân băn khoăn là các phương tiện này có được cấp phép hoạt động và có đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trong đô thị?

Cấp phép chạy thí điểm trong đô thị

Theo phản ánh của người dân, các xe 4 bánh gắn động cơ điện hoạt động trên đường phố Vũng Tàu có đặc điểm chung dài khoảng 2m, mái che, gồm 4-5 hàng ghế, hở hai sườn, hàng ghế cuối quay ngược về phía sau. Xe chạy bằng điện hoặc xăng, ca bin lái kết cấu như ô tô, ghế ngồi không có dây đai an toàn.

“Loại xe này thường sử dụng trong khu du lịch, nhưng hiện nay tôi thấy chạy phổ biến trên đường phố. Liệu xe này có đảm bảo an toàn giao thông khi chạy trong đô thị và đã được cấp phép hay chưa?”, chị Nguyễn Thị Phương (trú tại phường 1, TP.Vũng Tàu) thắc mắc.

Theo tìm hiểu của phóng viên, loại xe điện 4 bánh trên của Chi nhánh Công ty TNHH Thương binh 27-7 Chiến Thắng (gọi tắt là Công ty Chiến Thắng) và một doanh nghiệp khác đang được thí điểm chạy trong nội đô TP.Vũng Tàu.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Mạnh Thắng, phụ trách Phòng Quản lý phương tiện và Người lái (Sở GT-VT) cho biết, Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong 35 địa phương trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho thí điểm hoạt động đối với xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện hoặc động cơ xăng phục vụ chở khách du lịch trong phạm vi hạn chế.

Theo ông Thắng, xe 4 bánh chạy bằng điện chở khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế nhằm hướng đến thực hiện chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan của ngành giao thông. Đây là phương tiện giao thông sạch, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện môi trường. Hoạt động của xe 4 bánh chạy điện được người dân quan tâm vì thể hiện tính ưu việt là giảm ô nhiễm môi trường, tránh ùn tắc giao thông, xây dựng hình ảnh du lịch văn minh, hiện đại.

Trên địa bàn tỉnh, từ năm 2017, mô hình vận chuyển khách tham quan bằng xe 4 bánh có gắn động cơ điện hoặc xăng sinh học đã được triển khai thực hiện. Từ năm 2023, Công ty Chiến Thắng đã lập đề án thí điểm và được UBND tỉnh cho chủ trương hoạt động trên địa bàn TP.Vũng Tàu. Đồng thời, giao Sở GT-VT thẩm định.

Sau đó, Sở GT-VT tổ chức kiểm tra thực tế các điều kiện kinh doanh theo quy định. Qua kiểm tra, thẩm định, Công ty Chiến Thắng hoạt động kinh doanh đảm bảo theo quy định về cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh doanh... “Từ tháng 5/2024, Sở GT-VT chấp thuận cho DN này sử dụng xe điện chở người, 4 bánh có gắn động cơ tham gia hoạt động kinh doanh thí điểm vận chuyển khách tham quan, du lịch trên địa bàn TP.Vũng Tàu”, ông Thắng thông tin.

Hiện, TP.Vũng Tàu có 2 đơn vị tham gia thí điểm đề án này, gồm: Công ty Chiến Thắng (39 xe); Công ty CP Đầu tư Du lịch xanh (Chi nhánh Vũng Tàu có 91 xe).

Ông Nguyễn Văn Tuyên, Giám đốc Chi nhánh Công ty Chiến Thắng tại Vũng Tàu cho biết, trong số 39 xe điện 4 bánh của công ty chạy thí điểm tại TP.Vũng Tàu, có 30 xe 7 chỗ và 9 xe 8 chỗ. Theo lộ trình, đến tháng 10/2024, DN sẽ đưa thêm 40-50 xe vào hoạt động. Đến năm 2025, sẽ đạt 100 xe, theo yêu cầu tại đề án. Các xe của DN đều đã đăng ký, đăng kiểm theo quy định.

Phương tiện được phép chở khách ở tất cả các tuyến đường trên địa bàn TP.Vũng Tàu, trừ đường 3/2 và 30/4. Tần suất chạy 30 phút/chuyến. Thời gian chạy từ 5 giờ đến 23 giờ hàng ngày.

Cũng theo ông Tuyên, trong thời gian tham gia vận chuyển hành khách, DN luôn chạy đúng lộ trình, đúng tuyến và bảo đảm ATGT. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số tài xế dừng đỗ không đúng nơi quy định, chạy sai làn đường... “Sau khi nhận được phản ánh từ Báo Bà Rịa-Vũng Tàu và thực hiện chỉ đạo của Sở GT-VT, DN đã nhắc nhở, chấn chỉnh tài xế, không để tái diễn tình trạng trên nhằm bảo đảm ATGT cho hành khách”, ông Tuyên nói.

Ông Nguyễn Mạnh Thắng cho biết thêm, Sở GT-VT cũng đã mời đại diện DN lên làm việc để chấn chỉnh, yêu cầu Công ty Chiến Thắng trong thời gian tới tăng cường giám sát hành trình, thái độ, tác phong của tài xế, đặc biệt nghiêm túc thực hiện việc ổn định hành khách trên xe.

"Sở GT-VT đề nghị DN nghiên cứu lại mẫu mã xe điện, để vừa đảm bảo ATGT, vừa thu hút khách du lịch. Nhất là hạn chế những xe điện không có che chắn phía sau, có ghế ngồi hướng về phía sau gây phản cảm trên đường. Sở GT-VT tiếp tục siết chặt quản lý về điều kiện kinh doanh và công tác bảo đảm ATGT của loại hình phương tiện này”, ông Thắng nhấn mạnh.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Xe điện bánh hơi (tên Tiếng Anh: trolleybus) là xe buýt chạy bằng cách lấy năng lượng từ dòng dây điện phía trên. Cần hai dây điện và các cực để nối kín mạch điện. Xe buýt điện bánh hơi khác với tàu điện hoặc xe điện, thường sử dụng đường ray như là lối đi trở lại, chỉ cần một dây và một cực (hay một chiếc lốp). Chúng cũng khác biệt với các loại xe buýt điện khác, thường dựa vào pin. Nguồn cung cấp phổ biến nhất là dòng điện một chiều 600 volt, nhưng đã có, và có trường hợp ngoại lệ. Hiện nay, khoảng 300 hệ thống xe buýt bánh hơi đang hoạt động, trong các thành thị của 43 quốc gia.[1] Tổng cộng có 800 hệ thống từng tồn tại, nhưng không nhiều hơn 400 cùng lúc.[2]

Xe điện bánh hơi bắt đầu từ ngày 29 tháng 4 năm 1882, khi Tiến sĩ Ernst Werner Siemens trình diễn "Elektromote" của mình tại ngoại ô Berlin. Cuộc thử nghiệm này vẫn tiếp tục cho đến ngày 13 tháng 6 năm 1882, sau đó có ít sự phát triển ở Châu Âu, mặc dù các thí nghiệm riêng biệt đã được thực hiện ở Mỹ. Năm 1899, một chiếc xe khác có thể chạy trên đường hoặc trên ray đã được chứng minh ở Berlin. Sự phát triển tiếp theo là khi Lombard Gerin vận hành một đường thử nghiệm tại Triển lãm Paris năm 1900 sau bốn năm thử nghiệm, với một tuyến đường vòng quanh hồ Daumesnil mang hành khách. Các tuyến đường tiếp theo ở Eberswalde và Fontainebleau. Max Schiemann vào ngày 10 tháng 7 năm 1901 đã khai trương hệ thống xe điện chở khách chở khách thứ tư trên thế giới hoạt động tại Bielatal (thung lũng Biela, gần Dresden), ở Đức. Schiemann đã xây dựng và vận hành hệ thống Bielatal, và được cho là đã phát triển hệ thống thu gom xe đẩy đang chạy dưới lòng đất, với hai dây song song dọc song song và những chiếc xe đẩy bằng thép không gỉ được kéo vào để giữ cho dây. Mặc dù hệ thống này chỉ hoạt động cho đến năm 1904, Schiemann đã phát triển hệ thống thu dòng điện của xe điện bánh hơi. Trong những ngày đầu có một vài phương pháp khác của bộ sưu tập hiện tại. Hệ thống Cédès-Stoll (Mercédès-Électrique-Stoll) đã được điều hành gần Dresden giữa năm 1902 và năm 1904.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về