Ngôi nhà bị phá hủy sau trận động đất ở Osaki, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản, ngày 8/8/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Ngôi nhà bị phá hủy sau trận động đất ở Osaki, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản, ngày 8/8/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Đất hiếm là một loại khoáng sản có giá trị lớn, tuy nhiên không có quá nhiều người biết đất hiếm là gì.
Do đó, để trả lời được câu hỏi đất hiếm là gì, có thể tham khảo nội dung sau:
Đất hiếm (rare earth) là nhóm nguyên tố hiếm có hàm lượng ít trong vỏ Trái đất và rất khó tách ra từng nguyên tố riêng biệt. Trong nhóm nguyên tố đất hiếm có những nguyên tố có hàm lượng trong vỏ Trái đất còn cao hơn cả bạc và chì. Nhóm nguyên tố đất hiếm gồm 17 nguyên tố chia làm hai nhóm:
- Nhóm nặng gồm 10 nguyên tố: Dysprosium (Dy), Erbium (Er), Europium (Eu), Gadolinium (Gd), Holmium (Ho), Lutetium(Lu). Terbium (Tb), Thulium (Tm), Ytterbium (Yb), Yttrium (Y).
- Nhóm nhẹ gồm 07 nguyên tố: Cerium (Ce), Lathanium (La), Neodymium(Nd), Praseodymium (Pr), Promethium (Pm), Samarium (Sm) và Scandium (Sc).
Mặc dù mang tên là hiếm, các nguyên tố đất hiếm - ngoại trừ prometi có tính phóng xạ - là tương đối dồi dào trong lớp vỏ Trái Đất, với xeri là nguyên tố phổ biến thứ 25, nhiều hơn cả đồng.
Tuy nhiên, do đặc tính địa hóa học của chúng, các nguyên tố đất hiếm thường phân tán và không thường được tìm thấy tập trung trong các khoáng vật đất hiếm; kết quả là các kho quặng đất hiếm mà có thể khai thác kinh tế là ít phổ biến hơn
- Dùng để chế tạo các nam châm vĩnh cửu cho các máy phát điện
- Dùng để đưa vào các chế phẩm phân bón vi lượng nhằm tăng năng suất và chống chịu sâu bệnh cho cây trồng
- Dùng để chế tạo các nam châm trong các máy tuyển từ trong công nghệ tuyển khoáng
- Dùng để diệt mối mọt, các cây mục nhằm bảo tồn các di tích lịch sử
- Dùng chế tạo các đèn cathode trong các máy vô tuyến truyền hình
- Dùng làm xúc tác trong công nghệ lọc hóa dầu và xử lý môi trường
- Các ion đất hiếm cũng được sử dụng như các vật liệu phát quang trong các ứng dụng quang điện
- Được ứng dụng trong công nghệ laser
Hiện nay các nhà khoa học Việt Nam đã tách được các nguyên tố đất hiếm đạt đến độ sạch cao đến 98 - 99% và ứng dụng cho nhiều ngành khác nhau trong công nghiệp.
Trong nông nghiệp, đất hiếm còn được bổ sung thêm vào phân bón để bón cho cây trồng; đồng thời cũng đã có một số thử nghiệm để bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Đất hiếm là gì? Đất hiếm dùng để làm gì? (Hình từ Internet)
Theo Điều 31 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về thực hiện đánh giá tác động môi trường như sau:
Theo đó, việc đánh giá tác động môi trường sẽ do chủ dự án đầu tư thực hiện hoặc có thể thực hiện thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện
Theo dự báo trước đó, tại Nhật Bản có nguy cơ cao xảy ra một trận siêu động đất dọc theo bờ biển Thái Bình Dương. Việc hủy bỏ cảnh báo siêu động đất diễn ra sau khi nước này xác nhận không có hoạt động địa chấn mới nào xung quanh rãnh Nankai.
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết tính đến ngày 14/8, cơ quan này đã không phát hiện thấy bất kỳ hoạt động địa chấn nào cho thấy những thay đổi đáng lo ngại trong khu vực. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản kêu gọi công chúng vẫn cảnh giác và chuẩn bị, vì khả năng xảy ra một trận động đất lớn vẫn chưa được loại trừ.
Nhật Bản từ lâu đã lo ngại về nguy cơ cao xảy ra một trận động đất mạnh 8 đến 9 độ dọc theo rãnh Nankai trong vòng 30 năm tới, với dự đoán rằng một khu vực rộng lớn có thể bị rung chuyển và các vùng ven biển bị sóng thần nhấn chìm.
Nhật Bản đã ban bố cảnh báo siêu động đất chỉ vài giờ sau khi một trận động đất có độ lớn 7,1 làm rung chuyển khu vực Tây Nam Nhật Bản vào ngày 8/8, với tâm chấn nằm ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Miyazaki - phía Tây Rãnh Nankai.
Ngôi nhà bị phá hủy sau trận động đất ở Osaki, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản, ngày 8/8/2024 (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Cảnh báo siêu động đất trên rãnh Nankai sau khi được ban bố đã thúc đẩy Chính phủ trung ương và các cộng đồng địa phương tăng cường những biện pháp sẵn sàng ứng phó thảm họa trong tuần qua, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến một số doanh nghiệp du lịch trong mùa cao điểm.
Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, cảnh báo đã được áp dụng cho 707 đô thị thuộc 29 tỉnh nơi dự kiến có rung chuyển mạnh và sóng thần cao trong trường hợp xảy ra động đất lớn. Chính phủ Nhật Bản ước tính rằng trong trường hợp xấu nhất, một trận siêu động đất ở rãnh Nankai có thể gây thiệt hại hơn 200.000 tỷ Yen (1.360 tỷ USD).
Lịch sử cho thấy một trận siêu động đất xung quanh rãnh Nankai xảy ra khoảng 100 - 150 năm một lần. Khoảng 80 năm đã trôi qua kể từ lần gần nhất.
Ngày 11/3/2011, Nhật Bản hứng chịu trận động đất có cường độ 9 độ, gây sóng thần khổng lồ và dẫn đến thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Đây là trận động đất có cường độ mạnh nhất từng được ghi nhận tại Nhật Bản.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Tokyo cảnh báo nguy cơ xảy ra siêu động đất ở rãnh Nankai "tăng vài lần" so với thông thường, sau rung chấn mạnh 7,1 độ ở vùng tây nam.
Vài giờ sau khi trận động đất mạnh 7,1 độ rung chuyển vùng tây nam Nhật Bản chiều 8/8, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) phát cảnh báo về nguy cơ xảy ra siêu động đất "cao hơn bình thường" xung quanh rãnh Nankai, rãnh ngầm chạy dọc bờ biển Thái Bình Dương. Đây là lần đầu tiên họ đưa ra cảnh báo như vậy.
Chính phủ Nhật Bản vốn ước tính có 70-80% khả năng xảy ra siêu động đất mạnh 8-9 độ dọc rãnh Nankai trong vòng 30 năm tới. Trong kịch bản xấu nhất, siêu động đất có thể làm rung chuyển khu vực rộng lớn từ Kanto đến Kyushu, gây sóng thần nhấn chìm các vùng ven biển Kanto đến Okinawa. Số người thiệt mạng có thể lên đến 323.000.
Naoshi Hirata, người đứng đầu cơ quan cố vấn của JMA, cho biết xác suất xảy ra siêu động đất hiện "tăng vài lần". Tuy nhiên, JMA cũng nhấn mạnh "điều này không có nghĩa là chắc chắn sẽ xảy ra động đất lớn".
Naoshi Hirata, người đứng đầu cơ quan cố vấn của JMA, cảnh báo về nguy cơ siêu động đất. Ảnh: Jiji
Cảnh báo của JMA không khuyến cáo người dân phải sơ tán, nhưng nhắc nhở cần duy trì cảnh giác trong khoảng một tuần. "Không thể dự đoán chính xác các khu vực cần chuẩn bị ứng phó, nhưng tất cả đều phải thận trọng trước mọi tình huống có thể xảy ra", ông Hirata nói.
Rãnh Nankai dài khoảng 800 km, là nơi các mảng kiến tạo Á - Âu và Philippine giao nhau. Những trận động đất lớn xảy ra ở rãnh Nankai khoảng 100 năm một lần, nhưng không thể dự đoán chính xác thời điểm.
Trong lịch sử, các trận động đất ở rãnh ngầm này gây thiệt hại nghiêm trọng, lần gần nhất là vào ngày 21/12/1946, gây sóng thần lớn, khiến 1.330 người chết.
Vị trí rãnh Nankai và khu vực có nguy cơ xảy ra siêu động đất. Đồ họa: NHK
Thủ tướng Fumio Kishida hôm nay hủy kế hoạch thăm Trung Á đã được lên lịch vào 9-12/8, sau thông tin từ JMA.
JMA lập cơ chế cảnh báo liên quan đến siêu động đất tiềm tàng ở rãnh Nankai từ năm 2017. Cơ chế này được kích hoạt khi rung chấn mạnh trên 6,8 độ xảy ra ở khu vực có nguy cơ siêu động đất hoặc khi có chuyển động địa chất bất thường.
Nhật Bản là một trong những quốc gia có hoạt động địa chấn mạnh nhất thế giới. 4 trong số hàng chục mảng kiến tạo lớn tạo nên bề mặt Trái Đất nằm ở Nhật Bản. Động đất thường xảy ra tại đường đứt gãy giữa các mảng kiến tạo. Quốc đảo này cũng nằm trên "Vành đai lửa", chuỗi các núi nửa và địa điểm hoạt động địa chấn ở rìa Thái Bình Dương, khiến Nhật Bản hứng chịu khoảng 18% các trận động đất hàng năm trên thế giới.
Bộ Thiên tai Nhật Bản cho biết khoảng 10 người bị thương, một số công trình bị hư hại sau trận động đất 7,1 độ ở miền nam Nhật Bản ngày 8/8.
Một ngôi nhà đổ sập ở thành phố Osaki, tỉnh Miyazaki, sau rung chấn mạnh 7,1 độ ở miền nam Nhật Bản ngày 8/8. Ảnh: AFP
Đức Trung (Theo Kyodo, Japan Times)
Tại một quốc gia có vị trí địa lý đặc thù như Nhật Bản, người dân nước này có thể nói là đã quá quen với tình huống xảy ra động đất khi Tokyo ghi nhận tới hàng chục nghìn trận động đất lớn nhỏ mỗi năm. Mặc dù vậy, đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử cơ quan này đưa ra cảnh báo toàn quốc về một trận "siêu động đất" tiềm tàng.
Đường đứt gãy Nankai ngoài khơi Nhật Bản kéo dài khoảng 900 km dọc theo bờ biển Thái Bình Dương. Do đó, Nhật Bản đã nhiều lần cảnh báo về nguy cơ kép động đất độ lớn từ 8 trở lên kèm sóng thần.
Cảnh báo được đưa ra đúng vào thời điểm người dân chuẩn bị lên đường để tận hưởng kỳ nghỉ lễ Obon. Tuy vậy, nhiều người dân - bao gồm cả những công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản - ngay lập tức đã sẵn sàng với những bước chuẩn bị nhỏ nhất từ chuẩn bị ba lô khẩn cấp cho tới định vị nơi trú ẩn công cộng đã được nhà chức trách địa phương bố trí sẵn.
Tại một công viên được sử dụng làm địa điểm lánh nạn khi có động đất, thiên tai xảy ra, có đầy đủ vật dụng thiết yếu để người lánh nạn duy trì trong vài ngày. Những kho dự trữ thực phẩm, thiết bị thiết yếu tại công viên này đều có người quản lý 24/24. Nhật Bản đã xây dựng Hệ thống cảnh báo tức thời quốc gia (J-Alert, hay còn gọi là hệ thống cảnh báo sớm) với 180 trạm theo dõi động đất và 80 thiết bị cảm biến đại dương để theo dõi động đất và sóng thần 24/24.
Trận động đất tồi tệ nhất mà Nhật Bản hứng chịu là trận động đất Tohoku có độ lớn 9,1 độ xảy ra vào năm 2011, gây ra thảm họa kép sóng thần và hạt nhân lớn. Những mất mát nặng nề sau mỗi thảm họa chắc chắn là lý do khiến người dân Nhật bản luôn giữ tinh thần cảnh giác cao độ trước sức phá hủy khủng khiếp của thiên nhiên.
Có thể thấy, kinh nghiệm quan trọng từ Nhật Bản qua các lần ứng phó thảm họa là việc nâng cao nhận thức của người dân và luôn sẵn các biện pháp phòng ngừa, dự trữ khẩn cấp, qua đó có thể giúp giảm bớt phần nào thiệt hại khi thảm họa xảy ra. Vì thế, những cuộc luyện tập chống động đất luôn được người dân xứ sở Mặt trời mọc tiến hành thường xuyên và nghiêm túc, từ trẻ nhỏ đến người già.
Trước cảnh báo của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản về nguy cơ một trận "siêu động đất" xảy ra trong tuần này, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có thông báo đến cộng đồng người Việt và người lao động đang làm việc, sinh sống tại Nhật Bản. Các số điện thoại liên lạc khẩn cấp:
Ban quản lý lao động ngoài nước: +81.70.1479.6888
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản: +81.80.3590.9136
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!